Thursday, February 28, 2013

Tai nạn ở người già



BS Trần Trinh Thuần
Các yếu tố làm người già dễ bị tai nạn là xương loãng, dễ gãy, chân yếu, mắt kém và các bệnh ly tuổi già.
Nguyên nhân
1. Tai nạn do môi trường: Người già có thể bị té ở ngoài đường hoặc trong nhà do đường sá trơn trợt vì nước đọng, vỉa hè không bằng phẳng. Trong nhà những chỗ có thể bị tai nạn là cầu thang, các bậc tam cấp... ánh sáng thiếu cũng góp phần gây tai nạn, nhất là ở sàn nước, nhà vệ sinh. Té ngã cũng có thể xảy ra trong lúc với tay hoặc trèo lên ghế để lấy đồ đạc trên cao...
2. Tai nạn do bệnh ly : ở người già các bệnh ly sau đây dễ dẫn đến tai nạn:
+ Chóng mặt là chứng thường thấy ở người già. Chóng mặt có thể đơn thuần hoặc do sử dụng thuốc hạ huyết áp quá liều hoặc huyết áp tụt quá nhanh do tác dụng của thuốc điều trị. Khi bị té do chóng mặt hoặc có kèm theo bất tỉnh thoáng qua, hoặc cơn đột quỵ do thiếu máu cơ tim phải đi khám bệnh để tìm nguyên nhân bệnh ly .
+ Tác dụng phụ của thuốc ngủ, các bệnh tim mạch, các bệnh về khớp xương, bệnh Parkinson làm run tay chân là những nguy cơ rình rập người già.
Phòng tránh
+ Tập thể dục để duy trì sức mạnh của hai chân, nhờ đó giữ được thăng bằng và tự tin khi đi lại. Người có cân nặng vừa phải, gọn gàng, ít có nguy cơ té ngã hơn người nặng nề.
+ Trong nhà có thể gắn thêm những vật dụng phù hợp với sinh hoạt của người già: Ðặt các tấm lót bằng nhựa nhám hoặc thảm ở vùng trơn trợt như sàn tắm, nhà vệ sinh. Gắn thêm các tay vịn ở nhà tắm, ở lối đi có độ cao thấp như cầu thang, thềm nhà, bậc tam cấp...
+ Bố trí đủ đèn sáng, các công tắc điện, điện thoại sao cho các cụ dễ với tới khi muốn sử dụng. Ðặc biệt những người thường ở nhà một mình nên gắn thêm điện thoại, chuông báo ở nơi thấp để khi bị té có thể liên lạc với người thân hoặc hàng xóm.
+ Loại bỏ chướng ngại vật nơi thường đi lại. Nếu cảm thấy đôi chân không vững hoặc chóng mặt nên đi tiểu đêm tại chỗ bằng bô và không được leo trèo trên ghế để làm lụng, lấy đồ vật.
+ Lúc chỉ có một mình, khi té phải nằm im khoảng 30 phút để cho hết đau, khỏe lại rồi mới tìm cách ngồi dậy, đứng lên vì các cố gắng của cơ bắp có thể làm gãy xương vốn đã bị xốp.

BS Trần Trinh Thuần

NGƯỜI CAO TUỔI TỰ ĐO HUYẾT ÁP TẠI NHÀ



Tác giả : BS. BÙI NGUYÊN KIỂM (BV. Xanh Pôn - Hà Nội)

Các biến chứng về tim, mạch não, thận, mạch máu... đều có liên quan chặt chẽ với mức huyết áp. Mỗi khi huyết áp tăng 10-20mmHg sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não ở người cao tuổi. Ngược lại, khi làm giảm được mức huyết áp, sẽ giảm 35-40% tỷ lệ tai biến mạch máu não; giảm 20-25% nhồi máu cơ tim và giảm hơn 50% tỷ lệ bị suy tim.

Để hạn chế các bệnh có liên quan đến tăng huyết áp, gần đây Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến khích việc tự đo huyết áp tại nhà, nhất là đối với người cao tuổi, nhằm giúp bệnh nhân có thông tin về mức huyết áp hàng ngày, sự đáp ứng với thuốc hạ huyết áp và quan tâm hơn đối với vấn đề điều trị.
Để khai thác tối ưu các điểm mạnh của phương pháp này, cần tuân thủ một số hướng dẫn sau:
1. Cần chỉnh đúng huyết áp kế: Đo huyết áp bằng huyết áp kế thủy ngân vẫn được coi là phương pháp tốt nhất để đánh giá số đo của huyết áp. Sau một thời gian sử dụng, đa số huyết áp kế đồng hồ, huyết áp điện tử đều có sai lệch, vì vậy nên được chỉnh lại sau mỗi 3 tháng sử dụng.
2. Trước khi đo huyết áp, người được đo cần ngồi nghỉ hoàn toàn trên ghế ít nhất 5 phút, chân đặt lên sàn nhà, tay đặt trên bàn ngang mức tim. Đây là tư thế của mức huyết áp thường diễn ra hàng ngày.
3. Đo huyết áp tư thế đúng, được đo định kỳ mỗi 3-6 tháng, đặc biệt ở những người có nguy cơ hạ huyết áp tư thế (suy tĩnh mạch, đái tháo đường...).
4. Băng quấn tay phải quấn được 80% cánh tay người được đo. Với người có thể trạng to lớn, người quá béo, nếu băng quấn tay đo huyết áp nhỏ có thể làm tăng số đo, sai tới 10-15mmHg và ngược lại.
5. Đo ít nhất 2 lần và cách nhau ít nhất 2 phút cho mỗi lần đo. Trị số huyết áp chính xác là giá trị trung bình cộng của 2 lần đo nói trên. Nếu 2 lần đo chênh lệch nhau > 5mmHg, cần thực hiện đo lần thứ 3 và lấy trung bình cộng của cả 3 lần đo.
6. Huyết áp tâm thu được tính từ 2 tiếng đập liên tiếp đầu tiên, để tránh nhầm với “lỗ thủng huyết áp” của người cao tuổi có xơ vữa động mạch hay người bị hẹp van động mạch chủ, chỉ có một tiếng đập đầu tiên.
7. Huyết áp tâm trương được tính khi tiếng đập cuối cùng mất đi.
8. Cần đo huyết áp của tay đối bên và đối chiếu mức huyết áp của hai tay.
9. Người đo huyết áp nên nói hoặc ghi lại cho người được đo trị số huyết áp cũng như mức huyết áp mục tiêu của họ.
Theo quy định, ở bất cứ lứa tuổi nào, người có mức huyết áp bằng hoặc lớn hơn 140/90 mmHg thì được xem là bị tăng huyết áp. Còn những người tự đo huyết áp tại nhà có mức huyết áp lớn hơn hoặc bằng 135/85 mmHg đã được xem như bị tăng huyết áp.  

Các bí quyết để có tuổi già khỏe mạnh



Tốc độ hóa già của cơ thể chủ yếu được xác định bởi kiểu gene. Chính vì vậy mà mỗi loài động vật đều có tuổi thọ đặc trưng. Tuy nhiên, lối sống và môi trường sống cũng có thể là yếu tố kìm hãm hay tăng tốc quá trình hóa già của cơ thể.

Lão hóa là một quá trình tất yếu; nhưng nếu trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta duy trì thường xuyên một số nguyên tắc thì có thể làm chậm đáng kể quá trình này.
Kiểm soát stress. Sự không thành đạt trong nghề nghiệp, sự ra đi của người thân, mâu thuẫn trong gia đình hoặc nơi làm việc, vấn đề về con cái... là những yếu tố thường xuyên tồn tại trong cuộc sống và gây nên trạng thái stress (căng thẳng thần kinh, tâm lý). Đây là một tác nhân mạnh mẽ của sự lão hóa. Muốn làm chậm lại quá trình lão hóa sinh học thì phải biết kiểm soát stress, không để cơ thể rơi vào trạng thái stress trong thời gian dài. Những người sống thọ và khỏe mạnh thường có tính cách sống ôn hòa, lạc quan, quan tâm đến mọi người và tương lai.
Dinh dưỡng hợp lý. Mối tương quan giữa cân nặng và tuổi thọ vẫn còn chưa được làm sáng tỏ; nhưng chúng ta đã biết thừa cân và béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh như tiểu đường, tim mạch, ung thư...; đó là những căn bệnh gây tử vong hàng đầu. Chế độ ăn để phòng ngừa các bệnh này đòi hỏi hạn chế chất béo, chất đường và muối ăn; ăn đủ chất đạm, giảm lượng calo trong ngày và cung cấp thỏa đáng các vitamin và muối khoáng. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý làm giảm trung bình 6-10 năm tuổi thọ.

Hạn chế các thói quen có hại. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc uống rượu, bia, hút thuốc, sử dụng các chất ma túy... làm tăng tốc độ già hóa các cơ quan trong cơ thể, mặc dù hậu quả không biểu hiện ngay lập tức và chúng ta ít khi cảm nhận được. Theo tính toán, những người nghiện thuốc lá bị giảm tuổi thọ 8-9 năm; nghiện rượu giảm 10-15 năm.

Rèn luyện thể lực. Trong khoảng giữa 30 và 70 tuổi, cơ thể chúng ta mất khoảng 30 đến 40% khối lượng cơ bắp. Lúc này, hiệu quả cung cấp máu của tim cũng giảm không dưới 30%. Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ làm chậm lại những thay đổi này khoảng 20 năm. Nhiều loại hình tập phù hợp với tuổi trung niên và tuổi già như: đi bộ nhanh, chạy bước nhỏ, đạp xe đạp (tối thiểu 3 buổi trong một tuần, mỗi buổi 30-40 phút)

Hoạt động trí óc. Duy trì hoạt động trí óc là chìa khóa để giảm tốc độ lão hóa. Nếu đã nghỉ hưu bạn nên đọc sách, học, chơi cờ... vào thời gian rỗi để kích thích sự tư duy, phát triển trí tuệ.

Hoạt động xã hội. Những người tính tình cởi mở, có quan hệ xã hội rộng, nhiều bạn bè thường ít bị ốm hơn người sống cô đơn, khép kín. Những ai có nhiều người thân, bạn bè sẽ ít bị tác động bởi stress và có nhiều khả năng chịu đựng với các yếu tố gây stress hơn.

Đến bác sĩ thường xuyên. Nên đi thăm khám bác sĩ ít nhất một lần trong một năm (người già nên thường xuyên hơn). Ngoài khám lâm sàng, nên làm một số xét nghiệm như: điện tim, siêu âm tổng quát, xét nghiệm đường máu, mỡ máu... để có thông tin đầy đủ về tình trạng sức khỏe của mình và áp dụng các biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Chăm sóc da. 70% những nếp nhăn trên da là do tác hại của tia cực tím của ánh nắng mặt trời gây ra; những tác hại của nó sẽ bộc lộ sau 15-20 năm. Các nhà da liễu đã khuyên mọi người hãy hạn chế tối đa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dùng các biện pháp che chắn, đội mũ nón.

Dựa trên các giả thiết về tốc độ già hóa của tế bào, các nhà di truyền học cho rằng, con người có thể sống đến 110-120 tuổi. Để sống thọ và sống khỏe mạnh thì ngay từ khi còn trẻ, mỗi người cần xây dựng cho mình một cuộc sống lành mạnh để có sức khỏe thể lực và tâm thần tốt, kìm hãm tốc độ lão hóa của các cơ quan trong cơ thể.

TS Đặng Quốc BảoSức Khỏe & Đời Sống

Dinh dưỡng hợp lý ở người cao tuổi



Tác giả : TS. BS. TRẦN THỊ MINH HẠNH (Tiếp theo và hết)

Về sinh hoạt:

Ðó là vấn đề về ăn uống, còn đối với sinh hoạt thì như thế nào? Theo GS. Hồng Chiêu Quang (Trung Quốc) thì các cô bác có tuổi nên nhớ đến "3 cái nửa phút". Ðó là gì? Khi tỉnh giấc không nên vội vàng bước xuống giường ngay mà nên nằm trên giường 1/2 phút cho tỉnh hẳn, ngồi dậy 1/2 phút trên giường, sau đó bỏ hai chân xuống giường 1/2 phút để giúp tim có thời gian bơm máu lên não, nhằm hạn chế những cái té ngã chết người do thiếu máu não.

Kế đến là phải lưu ý "3 cái nửa giờ". Ðó là: mỗi buổi sáng dậy vận động 1/2 giờ (tập dưỡng sinh, đi bộ không dưới 3km), trưa nằm nghỉ hoặc ngủ 1/2 giờ giúp thư giãn, tối nên đi bộ 1/2 giờ giúp ngủ ngon. Ði bộ là cách vận động tốt nhất, phù hợp với người cao tuổi và có thể phòng bệnh xơ cứng động mạch.
Hiện tượng lão hóa không thể dừng lại theo thời gian nhưng nếu biết vận dụng thời gian rảnh rỗi để tập thể dục ở các công viên, tham gia các sinh hoạt của người cao tuổi, đàm đạo, uống trà cùng các bạn cao tuổi? chăm sóc cây kiểng thì chẳng những sức khỏe của người cao tuổi sẽ hồi phục, xương và cơ bắp chắc lại mà tinh thần cũng sảng khoái và yêu đời hơn. Con cháu chắc hẳn sẽ rất vui mừng vì ông bà sống thọ và khỏe mạnh cùng gia đình.
Tóm lại, người cao tuổi nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động vừa sức phù hợp sức khỏe và tuổi tác của từng người, giữ tâm hồn thanh thản để tránh làm giảm tuổi thọ, như một nhà khoa học Pháp đã nói: "Nghệ thuật tăng tuổi thọ- đó chính là nghệ thuật tránh làm giảm tuổi thọ".

Ví dụ về một ngày sinh hoạt và chế độ ăn của người
cao tuổi:





5h30



Ði bộ hoặc tập dưỡng sinh khoảng 30-60 phút.





6h30



Ăn một tô phở nhỏ, ít béo, thịt bò băm, rau
giá.





9h00



Ăn 1 trái chuối.





11h30



Ăn trưa: 1-2 chén cơm lưng, 1 chén canh chua với
1 khứa cá, 1 đĩa nhỏ đậu que xào. Tráng miệng 2 múi bưởi.





12h00



Nghỉ trưa khoảng 30 phút.





15h00



Ăn 1 hũ sữa chua ít béo, ít đường.





17h30



Ăn chiều: 1-2 chén cơm lưng, 1 chén canh rau, 1
miếng đậu hũ dồn thịt kho lạt. Tráng miệng: 1/2 trái cam.





18h30



Ði bộ khoảng 30 phút.





20h00



Uống 1 ly sữa 200ml ít béo, không đường.





Uống nước thường xuyên trong ngày





Ðối với người cao tuổi có cao huyết áp, tiểu đường, hoặc thừa cân
thì chế độ ăn sẽ thay đổi tùy từng người

Caffeine giúp người già tăng trí nhớ



Các chuyên gia thuộc Đại học Arizona (Mỹ) cho biết, một cốc cà phê chứa 220-270 mg caffeine có thể giúp người già tăng cường trí nhớ suốt cả ngày. Đó là do caffeine kích thích sự tỉnh táo và tập trung của não.

Thông thường, phần lớn người già minh mẫn vào buổi sáng và giảm sút trí nhớ đáng kể vào buổi chiều. Việc uống cà phê giúp họ khắc phục tình trạng đó. Tuy nhiên, cà phê sẽ không còn tác dụng trên nếu bị lấy bớt lượng caffeine.  
Thanh Niên (theo Reuters)

Dùng kháng sinh ở người cao tuổi



Không nên tự ý dùng kháng sinh.

Ở người già, các chức năng hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc đều suy giảm. Họ lại từng trải qua nhiều bệnh nhiễm khuẩn, dùng nhiều loại kháng sinh. Vì vậy, nếu dùng thuốc không đúng hoặc tự ý dùng kháng sinh, người cao tuổi sẽ gặp những tác hại không thể lường trước.

Có bốn yếu tố làm giảm hiệu lực của thuốc kháng sinh ở người cao tuổi.
- Lưu lượng tim suy giảm, làm giảm diện phân phối thuốc, giảm lượng kháng sinh đến ổ nhiễm khuẩn.
- Cơ thể có sự tăng khối mỡ, giảm khối nạc, làm giảm sự phân phối thuốc vào khoang mô, sự phân bố thuốc không đồng đều. Bác sĩ dễ đánh giá nhầm hiệu lực thuốc nếu chỉ xem nồng độ của thuốc trong máu.
- Chức năng thận đã suy giảm nên kháng sinh dễ gây độc cho gan, thận; nếu cần dùng bắt buộc phải giảm liều. Chính vì vậy, khi dùng kháng sinh để chữa bệnh thận, do dùng liều thấp và sự giảm thải kháng sinh qua thận, nồng độ thuốc ở đường tiết niệu sẽ không đủ tác dụng.
- Chức năng diệt khuẩn của bạch cầu đa nhân đã giảm sút, làm kháng sinh mất khả năng tác động. Vì vậy, tuy dùng kháng sinh theo đúng nguyên tắc nhưng thuốc vẫn không thể diệt hết vi khuẩn. Trong cơ thể luôn còn lại một lượng vi khuẩn nhất định, có thể tạo nên những ổ nhiễm khuẩn tiềm tàng.
Các nguyên tắc dùng kháng sinh ở người cao tuổi
- Bác sĩ phải nắm vững tính năng của thuốc: cơ chế tác dụng của kháng sinh lên vi khuẩn, phổ tác dụng của kháng sinh, quá trình hấp thu, chuyển hóa, phân phối, thải trừ và nhất là các tai biến của kháng sinh.
- Nắm vững cơ địa, tiền sử dị ứng thuốc của từng bệnh nhân. Ở người cao tuổi, các triệu chứng lâm sàng, các dấu hiệu chỉ điểm về bệnh lý nhiễm khuẩn thường mờ nhạt không điển hình, không tương quan rõ ràng với tình trạng nhiễm khuẩn.
- Luôn kiểm tra kết quả của kháng sinh trên người bệnh. Nếu thấy không có hiệu quả, phải xem lại chẩn đoán vì thường có nhiều bệnh đồng thời xuất hiện trên cơ thể người cao tuổi. Xem lại việc lựa chọn loại thuốc kháng sinh, liều lượng, điều kiện thâm nhập kháng sinh đến ổ bệnh trên một cơ thể đã lão hóa, xem xét tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn.
- Nên chọn dùng một loại kháng sinh. Nếu cần phối hợp thuốc, phải cân nhắc tính đối kháng hay tính hợp đồng của thuốc.
Để phát huy tối đa hiệu lực của thuốc và tránh những tai biến do thuốc, bệnh nhân phải tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ về cách dùng. Ví dụ:
- Augmentin, ciblor... cần uống vào đầu bữa ăn.
- Doxycilin uống vào giữa bữa ăn với một nửa cốc nước to, uống ở tư thế ngồi hay đứng để tránh kích ứng niêm mạc dạ dày, loét niêm mạc thực quản.
- Hầu hết các thuốc chống nấm nên uống trong bữa ăn để giảm bớt nguy cơ kích ứng ở đường tiêu hóa và cải thiện sự hấp thu thuốc.
- Thức ăn làm tăng tác dụng của cefuroxim (Cepazin, Zinnat), vì vậy loại kháng sinh này nên uống sau ăn 15-30 phút.
- Penicillin, ampicillin dễ bị dịch dạ dày phá hủy, nên uống xa bữa ăn.
- Đa số các thuốc nhóm macrolid (erythromycin, rovamycin, roxithromycin, pyotacin) uống xa bữa ăn sẽ hấp thu tốt hơn.
- Nhóm thuốc cyclin (tetracyclin, hexacyclin) phải dùng sau khi uống sữa (hoặc canh cua, rau muống) 3 giờ vì chất canxi trong thức ăn sẽ kết hợp với thuốc, làm giảm hấp thu thuốc.
- Unasyn, amoxycillin (Clamoxyl), spiramycin (Zithromax), nhóm quinolon (noroxin, oflocet, peflacin, ciplox) không bị ảnh hưởng của ăn uống, nên có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn.
Với tất cả các loại kháng sinh, người cao tuổi không được tự ý mua và sử dụng mặc dù trước đó họ đã được dùng tại bệnh viện. Ngừng ngay việc dùng thuốc và đến cơ sở y tế khám khi thấy có biểu hiện khác thường.
BS Bùi Nguyên KiểmSức Khoẻ & Đời Sống

7 yếu tố làm suy giảm tuổi thọ



Tập thể dục giúp người già khỏe mạnh.

Tổ chức Y tế thế giới đã xác định 25 yếu tố nguy cơ gây bệnh, tàn phế, tử vong đối với người cao tuổi. Trong đó, có 7 nguy cơ hàng đầu đối với sức khỏe mà người cao tuổi có thể phòng ngừa được.

Đó là các yếu tố nguy cơ sau:
Hút thuốc lá: Là yếu tố nguy hại nhất làm tăng nguy cơ ung thư phổi, gây ảnh hưởng xấu đến mọi bộ phận, đẩy nhanh tốc độ giảm khối lượng xương và chức năng hô hấp. Nguy cơ mắc các bệnh mạn tính của người cao tuổi có liên quan tỷ lệ thuận với thời gian và mức độ hút thuốc.

Ít hoạt động thể lực: Tham gia rèn luyện thể lực thường xuyên, điều độ có thể trì hoãn được sự suy giảm các chức năng trong cơ thể, làm giảm nguy cơ khởi phát các bệnh mạn tính ở người cao tuổi. Vận động không phải chỉ cần thiết cho cơ bắp, xương, khớp mà còn tác dụng đến toàn cơ thể. Cơ thể được rèn luyện đều đặn sẽ hoạt động hài hòa, cho người cao tuổi cảm giác dễ chịu, phấn khởi, yêu đời, trí óc sáng suốt và lao động có năng suất.

Dinh dưỡng không hợp lý: Chế độ ăn chất bột, chất béo làm giảm nguy cơ béo phì, các bệnh mạn tính và tàn phế ở tuổi già. Nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm đi 20%, ở người trên 70 tuổi giảm đi 30% so với người 25 tuổi. Cho nên, mỗi bữa trước đây ăn 3-4 bát cơm, nay chỉ nên ăn 1-2 bát. Chú ý theo dõi cân nặng hằng tháng. Cân nặng người cao tuổi không nên vượt quá số cm của chiều cao trừ đi 105. Ví dụ, người cao tuổi cao 165 cm, cân nặng không nên vượt quá 60 kg. Người cao tuổi không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia.

Tai biến do thuốc: Người cao tuổi thường có một hoặc nhiều bệnh mạn tính, cho nên họ hay sử dụng thuốc chữa bệnh. Đôi khi thuốc lại được kê quá nhiều cho người già. 

Không tuân thủ chế độ chăm sóc, điều trị: Sự tuân thủ điều trị bao gồm sử dụng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc và duy trì chế độ ăn lành mạnh, tập luyện thể dục, không hút thuốc... Việc tuân thủ kém ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị, đến chất lượng sống. Lúc đó, những tiến bộ của y dược học cũng không làm gì được để giảm gánh nặng của bệnh mãn tính.
Nước không sạch và môi trường vệ sinh kém: Nếu triển khai rộng khắp toàn cầu việc cung cấp đủ nước và điều kiện vệ sinh cho bệnh nhân, ta sẽ tránh được 1,8 tỷ trường hợp tử vong do tiêu chảy (giảm 17% so với hiện nay). Nếu đạt được việc cung cấp nước máy, sẽ tránh được 7,6 tỷ trường hợp tiêu chảy hằng năm.
Trầm cảm và sa sút trí tuệ: Nhìn chung trong cuộc đời của mình, có từ 15 đến 40% người cao tuổi từng có một thời kỳ trầm cảm rõ rệt. Mặc dù tỷ lệ người cao tuổi mắc "hội chứng chán nản cao độ" này khá cao, ước tính khoảng 20-30%, nhưng rất ít bệnh nhân được quan tâm đầy đủ. Hơn 90% ca trầm cảm và sa sút trí tuệ không được phát hiện và ngay cả khi đã biết cũng không được điều trị đúng.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

NGƯỜI CAO TUỔI TẬP ÐI BỘ: LỢI BẤT CẬP HẠI!!!



Tác giả : BS. HUỲNH BÁ LĨNH (Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình)

Trong chúng ta, nhiều người thường nhầm lẫn vấn đề phòng bệnh với chữa bệnh. Phòng bệnh là các phương pháp được áp dụng cho những người khỏe mạnh hoặc có yếu tố nguy cơ của một bệnh nào đó. Còn chữa bệnh là những phương pháp được áp dụng để chữa khỏi các căn bệnh đã thể hiện ra. Ví dụ, người ta phòng ngừa loãng xương bằng cách uống sữa từ khi còn trẻ, chứ không phải đợi đến lúc bị loãng xương rồi mới tìm sữa để uống.

Ði bộ được xem là một phương pháp phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Nó tiện lợi vì bất cứ ai cũng có thể luyện tập được, không cần trang bị dụng cụ gì ngoài một đôi giày; không cần thể lực cường tráng cũng như năng khiếu. Vì thế được những người cao tuổi rất ưa chuộng.

NGƯỜI CAO TUỔI CÓ NÊN TẬP ÐI BỘ?

Giống như mọi môn thể thao khác, đi bộ giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Nó thích hợp cho những bệnh nhân tim mạch vì không cần tốn nhiều sức lực, động tác đơn giản, có thể tự điều chỉnh cường độ và thời gian luyện tập. Tuy nhiên không phải ai tập đi bộ cũng cho kết quả tốt. Có nhiều người càng đi lại càng bị đau nhiều hơn, đặc biệt là những bệnh nhân đau khớp.
Với những khớp gối bình thường, khi duỗi gối, lực ép lên khớp chè đùi gần bằng 0. Khi đi bộ, lực ép này bằng 1/2 trọng lượng cơ thể, tức vào khoảng 25-40kg. Người càng béo thì tải trọng này càng lớn và lực càng tăng khi thời gian đi càng dài. Ðiều này giải thích nguyên nhân vì sao một số người cảm thấy đau gối sau khi tập đi bộ. Cơn đau này không giảm đi mà ngày một tăng dần, tỷ lệ thuận với thời gian đi bộ, trọng lượng cơ thể và mặt dốc, độ gập ghềnh của đường tập.
Trên thực tế, nhiều bệnh nhân đau khớp dù thấy đau cũng cố gắng tiếp tục tập đi bộ, vì vậy có thể dẫn đến hậu quả là khớp ngày càng tổn thương nhiều hơn. Mà đau chính là dấu hiệu báo động của cơ thể, khi đó cần phải giúp cơ quan bị bệnh được nghỉ ngơi để hồi phục trở lại. Khớp xương cũng vậy, khi đau nhức là do bị viêm khớp, sự nghỉ ngơi lúc này rất cần thiết và cũng là phương pháp giúp giảm đau. Nếu cứ đi bộ trong khi viêm khớp gối, chắc chắn bệnh nhân sẽ bị đau hơn.
Ða số người cao tuổi ai cũng bị thoái hóa khớp gối (osteoarthritis). Thực chất của bệnh là tình trạng lão hóa của khớp gối qua nhiều năm; Các lớp sụn khớp bị hư hỏng, trục xương cong vào trong. Càng đi nhiều sẽ càng làm khớp hư thêm. Lý do là khi đi đứng, sẽ tạo một sức đè ép lên các mặt sụn khớp đã bị thoái hóa. Lớp sụn đó có tác dụng hấp thu lực đè ép. Nay tác dụng này giảm đi hoặc không còn nên sẽ tạo những sang chấn trên hai đầu xương, gây ra hiện tượng viêm khớp. Từ đó dẫn đến cơn đau khớp khi bệnh nhân đứng hay đi. Vì thế với những bệnh nhân này, người ta khuyến cáo phải hạn chế đi lại; Khi đi bộ, cần phải có nạng hay gậy nâng đỡ để giúp giảm tải trọng lên bề mặt khớp hư.
Với những lý do trên, các chuyên gia về xương khớp đã đánh giá đi bộ không phải là môn thể thao tốt đối với người cao tuổi.

TẬP LUYỆN MÔN GÌ THÍCH HỢP CHO NGƯỜI CAO TUỔI?

Những người cao tuổi không có triệu chứng đau gối vẫn có thể tập đi bộ, nhưng cần lưu ý đến cường độ và thời gian tập luyện sao cho phù hợp với cơ thể. Khi có triệu chứng đau nhức, cần giảm bớt mức độ tập luyện hay nghỉ ngơi một thời gian rồi mới tập lại. Có nhiều người tập đi bộ từ thời còn trẻ không có vấn đề gì, nhưng một ngày nào đó khi tuổi đã cao bỗng thấy có vấn đề ở đầu gối. Ðó là vì họ không biết giảm bớt sự vận động cho phù hợp với tuổi tác. Chỉ cần đi ít lại, chậm hơn một chút sẽ giúp cơ thể dễ chịu ngay.
Người cao tuổi rất cần có sự vận động nhưng phải phù hợp với thể trạng. Nguyên tắc vận động ở người cao tuổi là nhẹ nhàng, chậm và liên tục. Tại sao phải như vậy? Vì cơ thể người cao tuổi như một cái máy cũ kỹ, quá trình lão hóa khiến các hệ thống cơ bắp, dây chằng không còn tính đàn hồi tốt nữa. Những cử động vừa nhanh, vừa mạnh có thể làm tổn thương các cơ bắp và dây chằng vốn dĩ đã chai cứng, tính giãn nở đã yếu nhiều. Sự cử động chậm và nhẹ sẽ giúp co giãn từ từ các dây chằng và cơ bắp. Nếu luyện tập liên tục và đều đặn, nó sẽ giúp cải thiện rất nhiều sự dẻo dai của các khớp xương. Với người cao tuổi, đi xe đạp tốt hơn đi bộ. Tốt nhất là tập võ dưỡng sinh. Ðặc điểm của các động tác trong bài quyền được thực hiện thật chậm rãi, phong thái nhẹ nhàng, đặt ý nghĩ và hơi thở đi theo động tác của tay chân. Nguyên lý này hoàn toàn phù hợp với thể chất của người cao tuổi. Thực tế cho thấy nhiều người tập đã cảm thấy cơ thể ngày càng khỏe hơn, ít bệnh tật đau ốm vặt. Tuy nhiên cần lưu ý môn võ dưỡng sinh hiện nay đã bị người ta cải biến rất nhiều. Mỗi người thêm thắt một chút khiến nó không còn giữ được cái thần khí nguyên thủy của người xưa. Ví dụ người ta cho các cụ ông, cụ bà tập những bài tập khởi động của các môn thể dục thể thao phương Tây như xoay gối, cúi gập người, bẻ lưng, thậm chí chạy nhảy tại chỗ. Những động tác này rất hại cho các khớp, đặc biệt là cột sống thắt lưng và khớp gối. Chúng chỉ thích hợp cho thanh niên luyện tập các môn thể thao mạnh mẽ, chứ không phù hợp với cơ thể người cao tuổi.

BỆNH NHÂN TIM MẠCH CÓ NÊN TẬP ÐI BỘ?

Với những bệnh nhân trẻ tuổi, hệ thống khớp xương gân cơ còn tốt, thì đi bộ là môn vận động hàng đầu được chọn lựa để luyện tập, có thể giúp nâng cao sức chịu đựng và sức làm việc của tim. Tuy nhiên, sự vận động quá mức cũng sẽ làm xấu thêm tình trạng suy tim và bệnh thiếu máu cơ tim. Ðã có những bệnh nhân tử vong trong khi đi bộ do cố gắng tập quá sức. Thời gian đi bộ và quãng đường đi cần được theo dõi và giám sát bởi bác sĩ.
Với người cao tuổi bị bệnh tim mạch thì sao? Sở dĩ bác sĩ khuyên những bệnh nhân tim mạch nên đi bộ vì đây là một môn vận động nhẹ nhàng, không tốn nhiều sức. Ai tập cũng được vì nó đơn giản, không cần sân tập và trang thiết bị kèm theo. Nhưng một khi đã có vấn đề xương khớp, tại sao bạn không chọn lựa những môn khác tốt hơn như tập võ dưỡng sinh, thể dục tay không, đạp xe đạp, bơi lội? Khi tập đi bộ, cần cân nhắc cường độ theo tuổi tác; Thời gian tập và quãng đường đi cần phải giảm dần theo thời gian (là điều căn bản khác với khi còn trẻ). Ði tập vào buổi sáng cần giữ ấm và mang giày thích hợp với bàn chân. Khi có triệu chứng đau gối hay đau lưng thì lập tức phải nghỉ ngơi hoặc giảm ngay thời gian đi.

Phát hiện nguyên nhân tăng nguy cơ bệnh tim ở người cao tuổi



Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Florida (Mỹ) vừa khám phá ra rằng, hiện tượng tự sát của tế bào chính là thủ phạm khiến tim của sinh vật cao tuổi dễ nhiễm bệnh. Cơ chế tự sát có vai trò quan trọng trong việc sa thải những tế bào "xấu" - như tế bào ung thư chẳng hạn - nhưng theo thời gian, nó cũng góp phần làm suy yếu chức năng tim mạch.

Khi tự sát, tế bào ngừng mọi chức năng, co lại và tự tiêu hủy. Rất khó xác định chính xác số lượng tế bào mất đi theo kiểu này. Tuy nhiên, theo ước tính, đàn ông có tuổi khỏe mạnh, không mắc bệnh tim hoặc cao huyết áp bị mất khoảng 30% tế bào tim. Đó là do cơ thể họ giải phóng quá nhiều cytochrome, chất trực tiếp tham gia vào quá trình tự sát của tế bào.
Ở những người trẻ tuổi, quá trình tự sát này được kiểm soát rất chặt chẽ, khiến tim không mất quá nhiều tế bào.
Tuổi Trẻ Chủ Nhật (theo UniSci News)

Sống lâu trăm tuổi sẽ là chuyện bình thường trong tương lai



Theo đánh giá của các nhà khoa học, có cơ sở để tin rằng tuổi thọ con người vẫn sẽ giữ mức tăng trưởng 2,5 năm/thập kỷ như trong quá khứ. Và như thế, tuổi thọ trung bình của nhân loại sẽ đạt 100 trong vòng 60 năm nữa. Điều này hoàn toàn trái ngược với quan điểm cho rằng con người sắp đạt đến ngưỡng tuổi thọ. 

Trong bao năm qua, các dự báo về giới hạn tuổi thọ được đưa ra đều trở thành sai lệch vì bị vượt quá trong một thời gian rất ngắn. Hiện nay, phụ nữ Nhật Bản giữ kỷ lục sống lâu với tuổi thọ trung bình là 85. Nhưng ít ai biết rằng vào năm 1840, chức "quán quân" lại thuộc về phụ nữ Thụy Điển với tuổi thọ bình quân là... 45. Hiện nay, tuổi thọ trung bình toàn thế giới đã tăng gấp đôi so với 200 năm trước.
Hai nhà khoa học J.Oeppen (Đại học Cambridge, Anh) và J.Vaupel (Viện Nghiên cứu Dân số học Max Planck, Đức) đã tiến hành nghiên cứu và đi đến kết luận là tuổi thọ của nhân loại còn lâu mới đạt đến tối đa. Họ lập luận rằng, nếu gần đến mức này, tốc độ tăng sẽ chậm lại, trong khi thực tế không phải như vậy. Tuổi thọ vẫn tiếp tục tăng 2,5 năm/thập kỷ.
Một dự báo năm 1928 khẳng định, tuổi thọ của cả nam lẫn nữ chỉ có thể tăng thêm chút ít rồi dừng hẳn lại ở "mức trần" là 65. Nhưng hiện nay, tuổi thọ trung bình của nam đang là 65 và nữ là 70. Và tuổi thọ cao nhất cũng tăng đều đặn hằng năm trong suốt hơn 160 năm qua.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cho rằng, tuổi thọ có một mức trần. Có điều, chúng ta chưa biết mức trần đó nằm ở đâu. Và có một điều chắc chắn là dù tuổi thọ tăng đến đâu thì con người cũng sẽ không bao giờ đạt đến sự bất tử.
Thanh

Tuesday, February 26, 2013

Tiềm năng của liệu pháp gen

Điều trị suy tim bằng phương pháp sửa chữa, thay thế những tế bào cơ tim bị hư hỏng bằng cách sử dụng gen là một trong những liệu pháp mang lại hiệu quả tự nhiên nhất. Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trường ĐH Y khoa vùng đông bắc Ohio (Mỹ) cho thấy phương pháp này giúp cải thiện triệu chứng ở những bệnh nhân bị suy tim mức độ 3.
2013/2/gen1.jpeg
Các nhà khoa học đã tiến hành chích vào cơ tim một loại protein có chứa gen SDF-1 giúp tăng cường lôi kéo các tế bào gốc có sẵn trong cơ thể đến các vùng cơ tim bị tổn thương để sửa chữa. Kết quả bước đầu cho thấy khoảng 90% số bệnh nhân cải thiện triệu chứng suy tim và khả năng đi bộ. Liệu pháp cho thấy khá an toàn khi chưa có tác dụng phụ được ghi nhận.

Dù hiệu quả ban đầu khá khiêm tốn và cần thêm nhiều nghiên cứu lớn hơn để đánh giá, tuy nhiên các chuyên gia bình luận đều đồng ý phương pháp này có nhiều tiềm năng, ít tốn kém hơn do giảm được thời gian nuôi trồng, thu hoạch và tiêm các tế bào gốc bên ngoài vào bệnh nhân.

Theo  Tuổi Trẻ

Monday, February 25, 2013

Dấu hiệu mang đa thai



Khi mang đa thai, người mẹ cảm nhận thai máy sớm; mệt mỏi và nghén buối sáng nhiều hơn...Những dấu hiệu dưới đây cho biết một người mẹ mang đa thai:
Hình ảnh đa thai trên siêu âm

Siêu âm là phương pháp nhận biết đa thai chính xác nhất. 
Nghe nhịp tim thai

Cuối quý I của thai kỳ, bác sĩ có khả năng nhận biết nhịp tim thai của người mẹ mang đa thai.
Mức hCG cao

HCG là hormone được sản xuất trong thai kỳ. Nếu mang đa thai, người mẹ sẽ gia tăng hàm lượng hCG; tuy nhiên, mực hCG cao cũng không có nghĩa là người mẹ sẽ mang đa thai. Có nhiều yếu tố khác nữa làm mực hCG tăng.
Kết quả xét nghiệm AFP bất thường

Xét nghiệm AFP thường được tiến hành trong quý II của thai kỳ (nó được xếp vào nhóm xét nghiệm, chẩn đoán dị tật bào thai). Xét nghiệm nhằm đo lượng protein được tiết ra bởi gan của bé. Vì thế, nếu mang đa thai, lượng protein này thường cao hơn.
Tăng cân

Trọng lượng của thai phụ phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng trước đó. Trung bình, mức tăng cân lý tưởng ở bà bầu là 11-15kg; tuy nhiên, nếu mang đa thai, trọng lượng của người mẹ sẽ tăng cao hơn.
Liên tục mắc cơn nghén buổi sáng

Khoảng 50% số thai phụ phải đối mặt với cơn nghén buối sáng. Nhóm người mẹ mang đa thai có thể xuất hiện chứng nghén buổi sáng trầm trọng hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thai phụ mang song thai thì nghén nặng gấp đôi người mẹ mang đơn thai hay người mẹ mang thai ba thì nghén nặng gấp ba người mang đơn thai.
Thai máy sớm và thường xuyên hơn

Nhiều người mẹ có kinh nghiệm cho biết, khi mang đa thai, họ cảm thấy những lần máy của bé xuất hiện sớm hơn.
Mệt mỏi nhiều hơn

Nguyên nhân là do người mẹ phải nỗ lực cung cấp chất dinh dưỡng cho không chỉ một mà là hai (hoặc nhiều hơn hai) bào thai.
(Theo Mẹ và bé)

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP KHÁM XÉT CẬN LÂM SÀNG HỆ THỐNG THẬN – TIẾT NIỆU.


Những phương pháp khám xét cận lâm sàng hệ thống thận- tiết niệu có rất nhiều và rất khó phức tạp. Cơ bản có thể chia làm 4 loại  khám xét lớn.
1. Những khám xét cận lâm sàng để phát hiện  những tổn thương giải phẫu bệnh học.
2. Những xét nghiệm tìm nguyên nhân.
3. Khám xét về hình thái học: nhằm mục đích phát hiện tổn thương hình thái.
4. Những phương pháp thăm dò chức năng thận: đứng trước mỗi người bệnh thận  đều phải biết chức năng thận còn hoạt động tốt hay không và hoạt động ở mức độ nào để đánh giá mức độ suy thận. Thận càng suy thì càng nguy hiểm.
tuy nhiên 4 loại khám xét cận lâm sàng đó không phải là hoàn toàn tách rời nhau mà  một phương  thuộc loại này có thể tác dụng  cả loại kia. Ví dụ: chụp thận có chất cản quang đường tĩnh mạch mục đích chủ yếu là để thăm dò hình thái học nhưng đồng thời cũng có thể biết chức năng thận.
Để thực hiện  các khám xét đó, người ta thường dùng những phương pháp kỹ thuật khác nhau:
- Đơn giản nhất  là soi kính hiển vi tìm thay đổi các yếu tố hữu hình trong nước tiểu.
- Nuôi cấy vi khuẩn, virút, tìm ký sinh vật.
- Phân tích phân hoá, tìm những thay đổi các chất trong nước tiểu, máu kể cả việc dùng các nghiệm pháp để thử.
- Xquang với các chất cản quang. chụp xinê bộ máy thận – tiết niệu.
- Phương pháp dùng các chất phóng xạ.
- Sinh thiết thận.
- Soi trực tiếp.
Trong thực tế lâm sàng thường phải dùng ít nhất hai trong 4 loại phương pháp đó, có khi cả 3 hoặc 4 loại phương pháp  mới có thể phát hiện được bệnh, đánh giá được tổn thương và chức năng  của thận một cách chính xác và đầy đủ. Tất nhiên trong mỗi loại phương pháp đó có thể chỉ dùng 1, 2 hoặc 3, 4 phương pháp mà không dùng tất cả, tuỳ theo điều kiện cụ thể.

Phát hiện phù thường


CÁCH KHÁM MỘT NGỪƠI BỆNH PHÙ. dễ, vì:

1. Trong trường hợp rõ: sự ứ nước trong tổ chức dưới da thường  làm cho:
- Những bệnh có cảm giác nặng nề.
- Những vùng bị sưng phù to, căng mọng, làm che lấp các chỗ lồi lõm bình thường (mắt cá, nếp răn, đầu xương).
- Màu da vùng đó nhợt nhạt.
2. Trong trường hợp kín đáo. Sự ứ nước  có thể  chưa nhiều để biểu hiện  thành những triệu chứng lâm sàng rõ rệt, nhưng thường đủ để làm thay đổi cân nặng cuả người bệnh  một cách nhanh chóng, cho nên những trường hợp kín đáo,  cần phải cân người bệnh hằng ngày: tăng lên 1 -2,5kg trong vài ngày chỉ nó để giải thích  được bằng hiện tượng phù.
Sau khi đã xác định được phù, muốn tìm nguyên nhân cần phải:
- Nhận định kỹ tính chất phù.
- Phát hiện các triệu chứng kèm theo.

I. NHẬN ĐỊNH TÍNH CHẤT PHÙ.

- Mức dộ (nhiều hay ít) và tiến triển hình (nhanh hay chậm): tốt nhất nên theo dõi cân nặng để được chính xác và cụ thể.
- Vị trí: phù toàn thân hay khu trú một vùng và xuất hiện đầu tiên ở đâu?
- An lõm hay không?
- Sự liên quan với thời gian (buổi sáng ngủ  dậy thì không thấy phù, mà chỉ  xuất hiện về chiều: phù do suy tim ở thời kỳ đầu) hoặc với tư thế người bệnh (phù  xuất hiện  khi đứng lâu) phù tim trong thời kỳ đầu, phù tĩnh mạch).
- Tác dụng của chế độ ăn nhạt: thường khá rõ rệt  trong phù do suy tim, do xơ gan và nhất là  trong phù do viêm cầu thận cấp.

II.  PHÁT HIỆN CÁC TRIỆU CHỨNG KÈM THEO.

  1. Phản ứng mức độ nước.
- Tình trạng các màng phổi màng bụng: thường có tràn dịch  trong các trường hợp phù to, nước dịch có thể trong hoặc hơi vàng chanh nhưng bao giờ cũng  có ít protein và Rivalta (-) vì là dịch thấm.
- Số lượng núơc tiểu thải tiết trong 24 giờ: nói chung tất cả các trường hợp phù (trừ  phù do viêm tĩnh mạch và phù do bệnh bạch mạch) đều làm cho người bệnh đái ít. Mức độ giảm  số lượng nước tiểu  thường tỷ lệ với  tình trạng phù:  phù càng nhiều, người bệnh càng đái ít.
  1. Chỉ điểm cho một cản trở  cơ giới trên hệ tuần hoàn.
- Tuần hoàn bàng hệ: ở ngực( chỉ điểm cho một cản trở cơ giới ở hệ tỉnh mạch  chủ trên,  thường có trong hội chứng trung thất); ở hạ sườn phải và thượng vị (chỉ điểm cho một cản trở cơ giới ở hệ thống cửa chủ, thường có trong phù xơ gan): ở bẹn và hạ vị ( chỉ điểm cho một cản trở  cơ giới ở tĩnh mạch chủ dưới, thường có  trong các trường hợp tắc hoặc chèn ép các tĩnh mạch chi dưới).
- Xanh tím:  ở môi, ở mặt, chỉ điểm cho một cản trở cơ giới ở tĩnh mạch chủ trên  hoặc tuần  hoàn hoàn lớn, hoặc ở các chi tương ứng với  tĩnh mạch  có bệnh
Gan to mềm,  tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+): chỉ điểm cho phù do suy tim phải.
- Khó thở: nhiều hoặc ít,  thường có trong phù do suy tim.
  1. Chỉ điểm cho một viêm nhiễm địa phương.
- Tình trạng nóng, đỏ, đau ở vùng đó.
- Sưng các hạch tương ứng với vùng đó.
- Sốt nhiều hoặc ít.

CÁC PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ CHỨC NĂNG HÔ HẤP




Phổi có chức năng hấp thụ O2 đào thải CO2. quá trình trao đổi đó phụ thuộc vào khả năng không khí và tình trạng trao đổi ở các huyết quản phổi. Giữa phổi và tim có liên quan chặt chẽ tim phân phối O2 cho cơ thể và đưa CO2 lên phổi, nên những biến đổi của quá trình thông khí và trao đổi khi đều ảnh hưởng lên tim mạch (Hình 27). Thăm dò chức năng hô hấp có 3 mục đích chủ yếu:
- Đánh giá sự  trao đổi khí, sự thông khí.
- Tình hình huyết động của tiền tuần hoàn.
- Các phương pháp được sử dụng  đều nhằm đạt những mục đích đó.

I – ĐÁNH GIÁ THÔNG KHÍ

A- ĐO THỂ TÍCH HÔ HẤP

Dùng phế dung kế.
Hô hấp trong phế dung kế  biểu diễn bằng một đường hình sin, biểu đồ tỷ lệ thuận cới thể tích  không khí được hô hấp.
(Hình 28)
Kết quả: Tuỳ theo tuổi giới, tầm vóc người, những con số trung bình  của hô hấp được ghi trên một bảng đối chiếu.
Dưới đây là những số liệu trung bình ở người lớn, tầm trung bình:
- Không khí lưu thông 0,500l
- Hít vào cố 1,500l
- Thở ra cố 1,500l
- Dung tích sống 3,500l
Không khí cặn
 =  20 – 25 %
Thể tích phổi
 Để đánh giá khả năng thông khí trên những nét lớn, người ta dựa vào dung tích sống:
- Dung tích sống giảm:
- Ở những người ít luỵên tập hô hấp.
- Trong tất cả những trường hợp giảm biên độ hô hấp do tổn thương thành ngực  hoặc thay  đổi bệnh lý làm sút kém khả năng thông khí ở phổi. Ví dụ: giãn phế nang, dính màng phổi,  nước màng phổi,  lao phổi nặng, xơ phổi, người ta gọi là tình trạng thông khí hạn chế.
· Dung tích sống tăng:
- Ở những người  tập luyện nhiều.
- Ở những người bệnh có tổn thương phổi cũ đang tiến triển tốt và đang được theo dõi tập thở.
- Phương pháp tìm dung tích sống chỉ mới cho biết thể tích  không khí được lưu thông tối đa, nhưng muốn biết sự lưu thông đó có được tiến hành mau lẹ hay không, sức đàn hồi của phổi như thế nào, sự phân phối không khí trong phế nang ra sao, cần thiết phải làm một số thăm dò khác.

B- NGHIỆM PHÁP TIFFENEAU

Mục đích: tìm thể tích không khí thở ra tối đa trong một giây sau khi đã hít vào cố.
Ký hiệu của thể tích đó: VEMS (Volume expiratoire maximum (seconde).
Tiến hành: Hít vào tối đa.
Cho trục ghi quay nhanh, rồi thở ra hết sức mạnh. Khi thể tích không khí thở ra trong một giây. Đường cong ghi thể tích thở ra càng cao, VEMS càng thấp, nghĩa là thở ra  có khó khăn, ví dụ trong bệnh hen, xơ phổi (Hình 29).
VEMS
Chỉ số  Tiffeneau: 
Dung tích sống
bình thường là: 70 – 80%. Trong hen phế quản, giãn phế nang, chỉ số này giảm thấp gọi là rối loạn tắc nghẽn.
Trong một số bệnh phế quản bị co thắt, dùng axetylcholin bơm vào đường hô hấp có thể làm giảm VEMS, ngược lại, với alơdrin làm giãn nở phế quản, VEMS tăng lên rõ rệt.

C- LƯU LƯỢNG THỞ TỐI ĐA.

(Maximal Breathing capacity)
Đây là nghiệm pháp tổng hợp tìm dung tích sống và VEMS.
Tiến hành: thở nhanh, sâu, với tần số thích hợp nhất trong khoảng 10-20 giây. Sau đó tính ra lưu lượng thở tối đa trong một phút.
Kết quả: v=Vt x f (Trong đó, v là thể tích hô hấp trong một phút. Vt là thể tích một lần hô hấp, f là tần số hô hấp.
Bình thường  V= xấp xỉ 80% sinh lượng x f.
Ở người trung bình: V= 130l/phút.

D – TÌM THỂ TÍCH KHÔNG KHÍ CẶN.

Không khí cặn là phần không khí còn lại trong phổi, sau ki đã thở ra hết sức. Thể tích cặn lớn trong giãn phế nang, chứng tỏ tỷ lệ cho hô hấp  của thể tích phổi thấp. Ngược lại trong trường hợp  thể tích không khí cặn nhỏ quá, nếu người bệnh phổi phải gây mê để phẫu thuật, do thiếu không khí đệm trong phổi nên dễ bị ngộ độc thuốc mê hơn người bình thường.
Đo thể tích không khí cặn, người ta dùng phương pháp gián tiếp, đo độ hoà tan của một chất khí không tham gia vào trao đổi hô hấp, ví dụ khí trơ Helium hoặc Pitơ.

E – PHÂN PHỐI KHÔNG KHÍ

(Pulmonary mixing)
Qua nghiệm pháp tìm thể tích  không khí cặn, ta có thể đánh giá  được tốc độ phân phối không khí trong phế nang.
Nếu sự phân phối đó nhanh N2 được O2 di chuyển nhanh (nếu dùng N2) nhưng nếu không khí bị cản trở, quá trình thay thế  đó được tiến hành rất chậm, sau một thời gian dài đồng hồ ghi thể tích N2 mới chỉ con số tối đa không thay đổi.

GIÁ TRỊ CỦA CÁC NGHIỆM PHÁP THĂM DÒ THÔNG KHÍ

Các nghiệm pháp trên cho ta biết khả năng vận chuyển không khí của phổi. Muốn nhận định kết quả thăm dò, cần phải làm nhiều lần một nghiệm pháp, và kết hợp nhiều loại. Ngoài ra phải chú ý tới yếu tố tuổi, giới, sức, vóc, tập luyện thói quen, cũng như  hoàn cảnh thời tiết khi tiến hành thăm dò.
Thăm dò không khí mới chỉ là một bước đầu. Một yếu tố quan trọng là đành giá kết quả của sự thông khí đó: sự trao đổi O2 và CO2 ở phổi.

I – THĂM DÒ VỀ TRAO ĐỔI KHÍ

A- TÌM TỶ LỆ GIỮA  THỂ TÍCH KHÔNG KHÍ LƯU THÔNG VÀ O2 ĐỰƠC TIÊU THỤ TRONG MỘT PHÚT.

Tiến hành: chi thể tích hô hấp trong một phút thông khí ( V. sau đó để người bệnh  thở O2 trong một phút, rồi ghi thể tích O2 được hấp thụ (VO2).
Kết quả: V/VO2 tăng, khi hoạt động càng tăng sớm và tăng nhanh chứng tỏ người bệnh suy hô hấp  vì phải thở nhiều. Nhưng O2 được hấp thụ lại tương đối ít
Nguyên nhân:
1. Phân phối không khí  hít vào không tốt.
2. Mất cân xứng giữa thông khí và trao đổi khí do tổn thương ở thành phế nang, không khí tuy vào được khí phế nang nhưng không trao đổi O2 và CO2 qua thành mao mạch được. Hiện nay, để tìm hiện tượng này, người ta dùng phương pháp tính thể tích CO2 được thở ra trong một phút bằng tia hồng ngoại, dựa trên khả năng hấp thu tia hồng ngoại của CO2.
Nếu sự trao đổi O2 và CO2 kém, CO2 được đào thải qua phổi ít đi, các giải pháp hấp thụ hồng ngoại của CO2 sẽ ít đi.
3. Suy tuần hoàn: do suy tim, O2 cung cấp cho cơ thể  ít đi, người bệnh phải thở nhiều để  bù lại tình trạng thiếu Oxy.
Thăm dò không khí và thay đổi khí riêng lẽ:
Có thể tiến hành  đối với từng bệnh phổi bằng cách dùng ống thông riêng cho hai phế quản. Phương pháp này cho phép ta đánh giá được hô hấp ở mỗi bên phổi, và có ích lợi trong chỉ định  phẫu thuật phổi.

B – ĐỊNH LƯỢNG O2 VÀ CO2 TRONG MÁU

O2  và CO2 trong máu phản ánh kết quả của hô hấp. Trong thiểu năng hô hấp suy tim O2 giảm và CO2 tăng trong máu. Người ta lấy máu động mạch để xác định.
Kết quả: Bình thường.
- O2:  20-25 thể tích / 100ml máu.
Tỷ lệ bão hoà: 98%. PaO2 = 100mmHg (áp lực trong động mạch).
- CO2: 56 thể tích /100ml máu.
PaCO2 = 40mm Hg (áp lực trong động mạch) đối với Ph =7,4.
Dựa vào kết quả trên, ta có thể tính được thể tích không khí  lưu thông trong phế nang, nghĩa là lượng không khí  đã được thực hiện đưa vào phế nang, không phải là không khí vô dụng  vì ở trong khoảng chết, không tham gia vào trao đổi khí ở đường hô hấp trên, khí quản, phế quản lớn.
VCO2 x 6863
VA = 
PaCO2
 VA = 2,5 x 31/ phút
VA: thể tích không khí qua phế nang trong 1 phút (venrilation alvéolaire).
VCO2: thể tích CO2 thở ra trong 1 phút,  0,863 là một hằng số.
Giá trị của sự thăm dò trao đổi khí
Kết hợp với sự thăm dò về thông khí, sự đánh giá trao đổi khí khi nghĩ và hoạt động  có thể  giúp ta phát hiện được:
1. Rối loạn thông khí  kèm  theo biến đổi bệnh lý của CO2 và O2 trong máu.
2. Rối loạn thông khí nhưng không kèm theo  thay đổi của CO2 và O2 trong máu khi nghỉ ngơi.
3. Thông khí bình thường, nhưng có biến đổi bệnh lý của các khí trong máu.

II – NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CỦA HUYẾT ĐỘNG

Những thay đổi của bệnh lý hô hấp ảnh hưởng trực tiếp  tới sự hấp thụ O2 và đào thải CO2 ở phổi. Tình trạng thiếu O2 sẽ dẫn tới tăng áp lực tiểu tuần hoàn và tăng sự hoạt động của tim phải,  kết quả là sự phì đại  và suy timphải.
Người ta có thể phát hiện được tình trạng đó bằng phương pháp thông timphải. Chụp tim phổi và chụp tuần hoàn của động mạch phổi bằng chất cản quang ta cũng có thể thấy những sự thay đổi do tổn thương hô hấp, ảnh hưởng lên tim mạch.

KẾT LUẬN

1. chúng ta có nhiều loại nghiệm pháp  thăm dò chức năng hô hấp, nhưng tất cả đều  nhằm đánh giá khả năng thông khí. Kết quả của thông khí hay sự thay đổi O2 và CO2 ảnh hưởng lên tim mạch, bộ phận liên quan mật thiết tới  hô hấp.
2. Cần phối hợp  và lựa chọn các nghiệm pháp thăm dò cho từng bệnh để khi nhận định kết quả cũng  như quyết định hướng điều trị được xác đáng. Dầu sao không thể nào coi nhẹ sự thăm khám và theo dõi lâm sàng được.

CÁCH KHÁM MỘT NGỪƠI BỆNH HÔN MÊ.



Cần chỉ định:

I. CÁC TÍNH CHẤT CỦA HÔN MÊ.

1. Cách xuất hiện: dần dần hay đột ngột. Hôn mê xuất hiện ở người lớn tuổi thường là do chảy máu não.
2. Lần đầu hay đã tái phát nhiều lần: hôn mê sau những cơn động kinh hôn mê do hạ glucoza  máu bởi một u tụy tạng, là những ví dụ của hôn mê  tái phát nhiều lần.
3. Mức độ: có thể căn cứ  vào ba yếu tố:
- Tình trạng tiếp xúc của người bệnh: gọi xem người bệnh có biết  và thưa không; hỏi xem người bệnh có trả lời đúng hay lơ mơ, không chính xác.
- Phản ứng của người bệnh: cấu, véo nhẹ để xem người bệnh có biết và phản ứng lại không.
- Các phản xạ: phản xạ nuốt, phản xạ giác mạc.
Dựa vào 3 yếu tố đó, chúng ta có thể phân chia ba mức độ hôn mê:
- hôn mê nhẹ: người bệnh chỉ lơ mơ, gọi có thể biết, cấu véo biết đau và phản ứng lại, nhưng lại trả lời các câu hỏi không được chính xác.
- Hôn mê vừa:  không thể tiếp xúc được với  những người bệnh khi gọi người bệnh không biết, cấu véo không còn phản ứng hoặc phản ứng lại rất  ít nhưng vẫn còn phản xạ nuốt và phản xạ giác mạc.
- Hôn mê sâu: tình trạng trên  nặng hơn, mất phản xạ nuốt và phản xạ giác mạc.

II. HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN HÔN MÊ.

Cần chú ý đến một số  hoàn cảnh đặc biệt khi hôn mê xuất hiện:
- Sau một thời gian sốt: hôn mê do viêm màng não, do viêm não, do sốt rét cơn ác liệt.
- Sau một chấn thương sọ não.
- Sau khi dùng một số thuốc có thể gây tai biến hôn mê như:  thuốc ngủ nha phiến, insulin…
- Trên một cơ địa xấu sẵn có như: xơ gan, viêm thận, đái tháo đường, bệnh van tim, tăng huyết áp, người lớn tuổi có xơ vữa động mạch…
- Khi đói, xa bữa ăn: hôn mê hạ glucoza máu do u tụy tạng.
- Trong khi đang có những vướng mắc về tình cảm, tư tưởng.

III. CÁC BIỂU HIỆN KÈM THEO.

Các biểu hiện này có thể kèm theo: cả trước và trong khi hôn mê. Nhưng cũng có khi chỉ trước  hoặc trong lúc hôn mê. Các biểu hiện đáng chú ý là:
1. Sốt: có ngay từ trước khi hôn mê, như trong hôn mê do viêm não, viêm màng não. Sốt không những là một yếu tố giúp cho  chẩn đoán nguyên nhân, mà còn là một yếu tố tiên lượng bệnh: sốt xuất hiện ở một người bệnh hôn mê do ngộ độc thuốc ngủ, do chảy máu não, thường có một giá trị tiên lượng xấu.
2. Các triệu chứng thực thể  về thần kinh:
- Rối loạn tinh thần ( mê sảng nói lảm nhảm như người mất trí có khi la hét om sòm hoặc vùng vẫy chạy, đập phá lung tung):thường xảy ra trước  khi hôn mê do sốt rét cơn ác liệt.
- Các tác động bất thường:  tay “ bắt chuồn chuồn” trong hôn mê do những cơn sốt rét cơn ác liệt; và nhất là cơn  co giật bao giờ cũng  xảy ra trước giai đoạn hôn mê của cơn động kinh, cơn hạ glucoza máu, của  sản giật, của  phù não và một  số viêm não, viêm màng não.
- Liệt (một hoặc nhiều dây thần kinh  sọ não, liệt  một chi  hoặc liệt  nửa thân): thường có trong hôn mê do viêm não, viêm màng não, u não, ápxe não hoặc chảy máu não.
- Hội chứng màng não: chỉ điểm cho một  bệnh tích ở màng não ( viêm hoặc chảy máu).
3. Một số biểu hiện khác:
- Hơi thở: mùi axeton trong hôn mê glucoza niệu,  mùi chua chua trong hôn mê gan.
- Nhịp thở: kiểu Cheyne – stokes trong hôn mê do urê máu cao, kiểu Kussmául trong hôn mê do axit máu (hôn mê glucoza niệu).
- Đồng tử: thường co lại trong hôn mê  do urê máu cao.
Ngoài các yếu tố nói trên có giá trị chẩn đoán nguyên nhân, chúng ta còn cần phải chú ý đến một số yếu tố khác có giá trị  chỉ định mệnh lệnh phục vụ để ngăn ngừa tai biến.
- Loét mông: báo hiệu bằng những vùng đỏ tại những nơi  bị các đầu xương tỳ xuống giường, thông thường nhất là mông và gót chân, cho nằm trên nệm cao su, rắc bột tal và xoa nhiều lần trong ngày với  cồn.  Nếu  đã loét, cần  cóbiện pháp để ngăn ngừa loét  tiến triển và nhiểm khuẩn.
- Đờm khò khè ỡ cổ: gây cản trở hô hấp, cần được móc hoặc hút ra.
- Nhiễm khuẩn thứ phát ở phổi: viêm phế quản – phổi khá thông thường ở các người bệnh hôn mê lâu.
các yếu tố khách quan  nói trên sẽ giúp  ta trong chẩn đoán, chủ yếu trong chẩn đoán nguyên nhân.

Những lợi ích khi ứng dụng CNTT trong bệnh viện



BS PHAN XUÂN TRUNG
Lợi ích đối với lãnh đạo bệnh viện
  1. Giám sát hoạt động bệnh viện một cách toàn diện, ngay tại bàn làm việc, theo thời gian thực. Không cần chờ báo cáo từ cấp dưới.  Dữ liệu được lưu dưới dạng số hóa, truyền qua mạng, đến ngay bàn làm việc của giám đốc. Dễ dàng thống kê. Số liệu báo cáo tuyệt đối chính xác. Số liệu được hiển thị dưới dạng biểu đồ.
  2. Giám sát hoạt động bệnh viện từ xa: Với hệ thống internet ban giám đốc có thể truy cập vào máy chủ bệnh viện để kiểm tra số liệu tất cả mọi mặt hoạt động của bệnh viện: nhân sự, tài chánh, lâm sàng… theo thời gian thực.
  3. Minh bạch thông tin tài chính trong bệnh viện: Các thông tin tài chính và thuốc men được nhập liệu chính xác và quản lý theo quy trình, loại bỏ hoàn toàn các sai sót do vô tình hay cố ý trong bệnh viện. Chống thất thoát viện phí và thuốc men.
  4. Tiết kiệm giấy tờ, phim ảnh: Các thông tin nội bộ có thể truyền qua hệ thống mạng, xóa bỏ hình thức thông tin trên giấy. Phim ảnh x quang hay các hình ảnh y khoa lưu trữ dưới dạng Digital, dễ dàng nhân bản và chia sẻ.
  5. Y học thực chứng, chứng cứ pháp lý: Các thông tin dù nhỏ cũng được lưu trữ giúp làm bằng chứng khoa học và pháp lý. Lãnh đạo bệnh viện có thể truy nguyên sai sót khi có sự cố xảy ra.
  6. Báo cáo lên cấp trên (Bộ Y Tế, Sở Y Tế, Bảo Hiểm Y Tế): Các số liệu chuyên môn được thống kê ngay tức thì và chuyển qua mạng internet có thể giúp nhà quản lý y tế như Bộ Y Tế, Sở Y Tế có ngay số liệu phục vụ cho quản lý cộng đồng và quản lý dịch bệnh. Các mẫu báo cáo thống kê được thiết kế sẵn theo chuẩn của các cơ quan quản lý. Cập nhật nhanh chóng thay đổi của BHYT.
Lợi ích đối với bác sĩ, y tá, nhân viên y tế
  1. Tiết giảm thời gian làm việc: Do tất cả các công việc liên quan đến dữ liệu được lập trình, các thao tác phức tạp trước đây được đơn giản hóa.
  2. Kế thừa thông tin: các đơn vị chức năng không cần phải nhập liệu lại những dữ liệu đã được người khác nhập rồi. Ví dụ tên bệnh nhân, đơn thuốc bác sĩ…
  3. Hội chẩn online: các bác sĩ cùng làm việc trên hệ thống và thấy được dữ liệu của nhau, cùng phát hiện sai sót và cùng đối chiếu công việc của nhau.
  4. Chẩn đoán từ xa: các thông tin bệnh nhân dưới dạng digital có thể gởi lên mạng Ineternet hoặc email để cùng hội chẩn từ xa.
  5. Giảm thiểu sai lầm y khoa: các thông tin giúp trí nhớ như bài giảng y khoa, thông tin thuốc, xét nghiệm được cung cấp cho bác sĩ ngay khi bác sĩ cần. Các hệ thống hỗ trợ chẩn đoán, hỗ trợ điều trị được lập trình sẵn giúp tránh sai sót. Các đơn thuốc được in ấn rõ ràng, tránh nhầm lẫn khi dùng thuốc.
  6. Hệ thống thông tin nội bộ: các bác sĩ có thể trao đổi thông tin chuyên môn qua các forum nội bộ. Hệ thống này có thể dùng làm hội chẩn và đào tạo liên tục (CME). Giám đốc có thể gởi ngay thông điệp mỗi ngày đến toàn thể nhân viên, những thông tin này lập tức xuất hiện ngay trên màn hình làm việc của nhân viên.
  7. Nghiên cứu khoa học: những dữ liệu bệnh án được lưu trữ và dễ dàng trích xuất, thống kê một cách nhanh chóng và chính xác.
Lợi ích đối với bệnh nhân:
  1. Tiết giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân: các thông tin hành chính bệnh nhân được lưu trữ trên thẻ bệnh nhân và trên máy chủ. Có thể dùng lại qua thời gian. Các thông tin thường xuyên không cần lập lại. Với số lượng bệnh nhân đông, việc tiết giảm thời gian sẽ rất đáng kể. Có thể lập nhiều trạm thu phí ở nhiều chỗ khác nhau giúp thuận tiện cho bệnh nhân nộp phí.
  2. Không cần mang theo hồ sơ: Tài liệu bệnh nhân được lưu trữ trong hệ thống mạng, sắp xếp theo mã số bệnh nhân. Khi bệnh nhân đến khám TẤT CẢ tài liệu của bệnh nhân được thể hiện đầy đủ trên màn hình. Đây là điều quan trọng đối với bệnh nhân có bệnh mạn tính.
  3. Sao chép hồ sơ:  bệnh nhân có thể yêu cầu sao chép toàn bộ hồ sơ một cách nhanh chóng dưới dạng digital hoặc bảng in mà không làm mất hồ sơ gốc tại bệnh viện.
  4. Tài liệu y khoa rõ ràng: Bệnh nhân nhận được các tài liệu in dưới dạng vi tính, đẹp mắt, rõ ràng, tránh nhầm lẫn nguy hiểm do chữ viết tay không rõ ràng.
  5. Dịch vụ an toàn: Bệnh nhân nhận được dịch vụ khám và điều trị an toàn nhờ hệ thống hỗ trợ chẩn đoán và hỗ trợ điều trị. Hệ thống không chỉ là nơi lưu trữ thông tin mà còn là phương tiện nhắc nhở bác sĩ đối với những sai sót thường ngày như trùng tên thuốc, chống chỉ định thuốc...
  6. Truy cập internet để sao lục thông tin sức khỏe của mình. Những tài liệu y khoa như xét nghiệm, nội soi, đơn thuốc… được lưu trữ trong website của bệnh viện trong những thư mục riêng giúp bệnh nhân có thể truy cập bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Bệnh nhân có hẳn một bộ bệnh án đầy đủ, tích lũy từ nhiều lần khám bệnh, giúp xem xét lại toàn bộ lịch sử bệnh tật của mình.
  7. Hóa đơn tài chính minh bạch: Bệnh nhân cảm thấy thoải mái khi nhận hóa đơn minh bạch từ hệ thống máy vi tính.

Thursday, February 21, 2013

VAI TRÒ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN NGÀY NAY Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN



  
LỜI MỞ ĐẦU
Theo định nghĩa của Hiệp hội Điều dưỡng Mỹ (American Nurses’ Association; ANA, 1980, 9): điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị các đáp ứng con người tới các vấn đề sức khỏe thực sự hoặc tiềm tàng.
Nghề điều dưỡng là nghề nghiệp liên quan đến định nghĩa của nó.
Hiện nay trên thế giới, nhu cầu đào tạo điều dưỡng viên (Đdv) đã gia tăng một cách nhanh chóng để đáp ứng kịp thời các nhu cầu chăm sóc bệnh nhân/ khách hàng một cách toàn diện hơn. Vì vậy, quan niệm về nghề điều dưỡng cũng thay đổi và có một định hướng riêng biệt như các ngành nghề khác và cấp đào tạo cũng đa dạng và phong phú hơn gồm từ hệ đào tạo 1-2 năm ( Nursing Assistant/ Licened Practice Nurse - LPN/ Licened Vocational Nurse - LVN/ tạm dịch là Tá viên Điều dưỡng), 2-3 năm (Associate in Applied Science in Nursing-AS/ Registered Nurse./ tạm dịch là Cán sự Điều dưỡng), 4 năm ( Bachelor of Science in Nursing./ Cử nhân ĐD), thạc sĩ ( Master of Science in Nursing./ 1-2 năm), tiến sĩ (Doctor of Science in Nursing/ 3-4 năm), bao gồm: tiến sĩ điều dưỡng thực hành (Doctor of Nursing Practice/ DrNP), tiến sĩ khoa học (Doctor of Philosophy in Nursing/ PhD), các khoá học chứng chỉ (Certificate) hoặc bằng tốt nghiệp (Diploma).
Ở Thái Lan, Philippine đã có những chương trình đào tạo điều dưỡng theo từng chuyên ngành (Nurse Practitioner/ Specialist) : lão khoa, nhi khoa, người lớn, chăm sóc gia đình, cộng đồng, sức khỏe tâm thần, …theo xu hướng chăm sóc sức khỏe dựa vào chứng cứ (evidence- based healthcare ).
Nước ta đang tạo nhiều cơ hội để ngành điều dưỡng hoà nhập vào các yêu cầu chung của thế giới nhưng do thiếu thông tin đầy đủ về ngành nghề nên nhiều người vẫn chưa biết ngành điều dưỡng hiện nay đã phát triển như thế nào? Bài viết nầy chỉ nhằm cung cấp thêm các thông tin mới về đào tạo điều dưỡng ở Mỹ, Anh, Úc, Thái Lan, .. ; là các quốc gia có ngành điều dưỡng phát triễn nhất hiện nay.
ĐIỀU DƯỠNG LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC TỔNG HỢP
Kết hợp các ngành khoa học xã hội, nhân văn, nghệ thuật và tự nhiên
Vai trò thay đổi của người điều dưỡng theo quan điểm mới:
Điều dưỡng viên (ĐDV/nurse); gồm cả nam lẩn nữ là những người có nền tảng khoa học về điều dưỡng, đáp ứng các tiêu chuẩn được kê toa tuỳ theo sự giáo dục và hoàn thiện về lâm sàng ( Dorland’s Medical Dictionary, Edition 30th , 2006).
Với mục đích giúp đỡ mọi người:
  • giữ gìn sức khỏe tốt
  • phục hồi sức khỏe hoặc thương tổn
  • tự chăm sóc cho mình và người thân
  • điều chỉnh sự mất mát hoặc sự hạn chế về sức khỏe
  • sống cuộc sống đầy đủ như có thể.
  • NHU CẦU VỀ ĐDV ĐANG GIA TĂNG!
    Lãnh vực chăm sóc sức khỏe đang thay đổi vì:
    Các chương trình và các chính sách mới
    Nhu cầu về ĐDV đang gia tăng mạnh về chăm sóc phòng ngừa và giúp bệnh nhân sớm trở lại cuộc sống bình thường.
    Nhiều loại hình cơ sở hơn
    Ngoài bệnh viện, ĐDV còn có mặt ở các cơ sở chăm sóc dài hạn, các trung tâm ngoại trú, chăm sóc tại nhà và nhiều cơ sở khác.
    Một dân số có tuổi
    Như thời đại "bùng nổ trẻ em", ĐDV cần cho việc hướng đến các quan tâm đặt biệt đến dân số có tuổi.
    Gia tăng kiến thức
    Đdv được nâng cao kiến thức để giúp áp dụng các điều trị và kỹ thuật mới vào thực hành.
    ĐIỀU DƯỠNG QUA CÁC THỜI ĐẠI
    Từ hàng trăm năm,hầu hết mọi người được điều dưỡng tại nhà bởi các thành viên gia đình.
    Những người khác được chăm sóc trong những nhà tạm điều hành bởi các tổ chức tôn giáo.Ở cơ sở như vậy, ĐDV không có khoá đào tạo nào, chỉ làm công việc giử bệnh nhân sạch sẽ và nuôi dưỡng.
    Florence Nightingalevà các môn đồ đã thiết lập các tiêu chuẩn đầu tiên cho giáo dục và thực hành điều dưỡng.Khi họ điều dưỡng cho các binh sĩ Anh bị thương trong thập niên 1850, tỷ lệ sống còn gia tăng một cách đột ngột.Những người Myõtheo cách làm của của Nightingale trong suốt cuộc Nội chiến, và đã thiết lập các trường điều dưỡng trong các năm sau đó. Vào năm 1898, hơn 1500 ĐDV được huấn luyện phục vụ trong chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ
    ĐDV NGÀY NAY
    Với vai trò nâng cao (Advanced Practice Nurse), ĐDV còn là nhà cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (healthcare services provider) với chất lượng tốt nhất và đang được mọi người ở các nước phát triển và đang phát triển tin cậy ( American Nurse Today Journal, October, 2006)
    Tiếp nhận một nền giáo dục đào tạo liên tục; tất cả chương trình đều được cập nhật về kinh nghiệm lâm sàng, cũng như các môn học về hoá học, vi sinh, tâm lý học, lý thuyết điều dưỡng –và các môn học khác.
  • Chương trình Cử nhân Khoa học Điều dưỡng (Bachelor of Science in Nursing, BSN),được đưa ra ở các trường cao đẳng và đại học, yêu cầu 4 – 5 năm học. Một học vị cử nhân cho phép sự co giãn nhất về điều dưỡng, và có thể được yêu cầu dành cho các điều dưỡng trưởng.
  • Chương trình Cán sự Điều dưỡng (Associate of Science in Nursing, ASN) được đưa ra ở các trường cao đẳng cộng đồng hoặc chuyên nghiệp, yêu cầu 2-3 năm học. (một số các bệnh viện cũng có các chương trình cán sự.)
  • Các chương trình Tá viên Điều dưỡng cấp bằng tốt nghiệp (Diploma) thường dựa vào các bệnh viện, yêu cầu 2 – 3 năm học tùy theo loại hình đào tạo.
  • ĐDV được cấp bằng hành nghề sau tốt nghiệp sau khi dự kỳ thi quốc gia. Các tiểu bang (ở Mỹ), hoặc các Hội đồng Điều dưỡng (Council/ Board of nursing) quyết định điểm chuẩn. (Tất cả các tiểu bang hiện có cùng điểm chuẩn.)
    ĐDV NÊN CÓ CÁC NĂNG LỰC NÀO?
    ĐDV nên chứng tỏ:
  • ước muốn giúp đỡ mọi người
  • năng lực lãnh đạo tốt
  • sự sáng suốt
  • tinh thần trách nhiệm
  • lòng thương người/ trắc ẩn
  • sáng kiến cải tiến kỹ thuật
  • kỹ năng giao tiếp xuất sắc
  • ý tưởng khôi hài
  • các năng lực quan sát nhạy bén
  • sự chịu đựng
  • khả năng giử bình tỉnh trong cơn khủng hoảng
  • sự kiên nhẫn
  • sự linh động
  • sự hăng hái học tập.
  • Chuẩn mực đạo đức của Đdv phản ánh các giá trị của nghề nghiệp.Đdv cam kết:
  • ·1 tôn trọng cá nhân và nhân phẩm con người
  • ·2 bảo vệ riêng tư của bệnh nhân
  • ·3 có trách nhiệm và thạo việc
  • ·4 cải tiến các tiêu chuẩn và kiến thức nghề nghiệp
  • làm việc với những người khác để đáp ứng các nhu cầu chăm sóc sức khỏe công cộng.
    QUI TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
    là một phương pháp khoa học 5 bước được thiết kế để trợ giúp con người "tổng thể". Nó bao gồm:
    Thẩm định
    ĐDV thu thập thông tin về điều kiện thể chất, trạng thái xúc cảm, cách sống, gia đình, niềm hy vọng, nổi lo sợ, …
    Chẩn đoán
    Đdv xác định các vấn đề hoặc nhu cầu của bệnh nhân – mà nó có thể là sự xúc cảm, tinh thần hoặc thể chất.
    Lập kế hoạch
    ĐDV tìm cách đi sâu vào vấn đề, và thiết lập các mục tiêu cụ thể cho việc cải thiện. Bất cứ khi nào có thể, ĐDV khuyến khích các bệnh nhân tham gia trong việc lập kế hoạch chăm sóc của họ.
    Thực hiện
    Kế hoạch được thực hiện có hiệu quả. Chẳng hạn, ĐDV có thể dạy cho bệnh nhân nhiều bài tập cử động để cải thiện sự co giản cơ sau phẫu thuật.
    Lượng giá
    ĐDV xem lại kết quả của việc lập kế hoạch. Nếu cần qui trình điều dưỡng bắt đầu lại.
    TRÁCH NHIỆM CỦA ĐDV!
    Tuỳ thuộc vào cấp bậc sự giáo dục và nơi làm việc, họ có thể:
    Hỗ trợ các bệnh nhân về vệ sinh, ăn uống và các hoạt động hàng ngày khác
    Quản lý các liệu pháp, như oxy và truyền dịch
    Kê toa thuốc và thẩm định các hiệu quả của chúng
    Phối hợp với các y sĩ (*) [physician (Mỹ)/GP-MB.BS (Anh)] trong việc phát triển và áp dụng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân.
    (*) ở Hoa Kỳ, y sĩ (physician) là danh xưng nghề nghiệp chỉ người có trình độ sau đại học về y khoa (Tiến sĩ) thường dùng trong lãnh vực nội khoa.
    Thành viên trong các buổi họp và đề xuất các nghiên cứu để cải thiện nghề điều dưỡng và chăm sóc bệnh nhân
    Tham mưu cho các khoa phòng khác (thí nghiệm, dược, …)
    Tham gia cấp cứu ban đầu
    Phỏng vấn bệnh nhân và các thành viên gia đình, để biết các vấn đề và nhu cầu của họ
    Thẩm định tình trạng của bệnh nhân, và theo dõi nhịp tim, giấc ngũ, …
    Thành viên trong các thủ thuật ngoại khoa trong phòng mỗ
    Giám sát các thành viên khác của toán chăm sóc sức khỏe
    Quản lý đơn vị, khoa phòng, ngân quỹ, …
    Giáo dục cho bệnh nhân, ĐDV thuộc quyền, sinh viên và học viên về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
    Tham vấn bệnh nhân và gia đình của họ về các vấn đề xúc cảm hoặc xã hội liên quan đến bệnh trạng hoặc thương tổn
    Sử dụng thành thạo vi tính để lập biểu đồ tiến triển của bệnh nhân, chuẩn bị các kế hoạch chăm sóc, kiểm tra các kết quả xét nghiệm và các vấn đề liên quan khác.
      
     
    ĐIỀU DƯỠNG VIÊN LÀM VIỆC Ở NHIỀU NƠI
    Ở BỆNH VIỆN
    ĐDV bệnh viện có thể đáp ứng các nhu cầu chăm sóc cho từ một tới vài bệnh nhân hoặc kết hợp với các đdv khác để chăm sóc cho nhiều bệnh nhân.
    Một ĐDV có thể được phân công tới một hoặc nhiều lảnh vực, như:
    Đơn vị chăm sóc tăng cường
    – dành cho các bệnh nặng hoặc bệnh nhân bị thương phải được theo dõi thường xuyên
    Đơn vị ngoại khoa
    – dành cho các bệnh nhân trước, trong và sau mổ
    Nhi khoa
    -- dành cho sơ sinh và trẻ em
    Phòng cấp cứu
    -- dành cho bệnh nhân bị tai nạn và nặng
    Sản khoa
    – dành cho các bệnh nhân trước, trong và sau sanh
    Đơn vị chăm sóc mạch vành
    – dành cho bệnh nhân tim mạch
    ĐDV cũng có thể làm quản trị và quản lý bệnh viện
    Ở CÁC CƠ SỞ KHÁC
    Chẳng hạn như:
    Các cơ sở chăm sóc dài hạn
    -- hỗ trợ về phục hồi chức năng, chăm sóc bệnh mãn tính, …
    Nhà riêng
    -- như ĐDV chăm sóc tại nhà hoặc Đdv vãng gia
    Doanh nghiệp và kỹ nghệ
    -- phục vụ như ĐDV sức khỏe nghề nghiệp, tư vấn viên, …
    Các trường học, cao đẳng và đại học
    -- cung cấp chăm sóc sức khỏe học đường và giáo dục y tế
    Các tổ chức bảo vệ sức khỏe
    -- trọng tâm chăm sóc dự phòng
    Các phòng khám ngoại trú và các văn phòng y khoa
    -- làm việc với các phẫu thuật viên, y sĩ *, nha sĩ, và các chuyên ngành khác
    Các lực lượng quân sự
    -- phục vụ trong quân đội và gia đình của họ ở nhà và hải ngoại
    Các tổ chức phi chính phủ
    -- hỗ trợ mọi người ở các quốc gia đang phát triển
    Các cơ quan nhà nước
    -- ở các phòng khám sức khỏe cộng đồng, các trung tâm phục hồi chức năng, đảm nhận các vai trò như những người đề ra các chính sách y tế.
    ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN NGÀNH
    THEO VAI TRÒ MỞ RỘNG
    Nhiều ĐDV theo học bậc học sau đại học để trở thành:
    Chuyên viên điều dưỡng lâm sàng (Clinical Nurse Specialists)
    -- thực hiện công việc nâng cao về các lãnh vực chuyên khoa, ung thư hoặc sức khỏe tâm thần – hướng về bệnh viện
    Chuyên viên điều dưỡng hộ sản (Certified Nurse Midwives)
    -- hỗ trợ các sản phụ, và giúp chăm sóc cho trẻ sơ sinh
    Chuyên viên điều dưỡng gây mê (Nurse Anesthetists)
    -- làm việc với các các bệnh nhân trong phòng mỗ, phòng cấp cứu, …
    Quản lý viên ca bệnh (Case Managers)
    -- giúp các bệnh nhân nhận sự chăm sóc liên tục, họ cần cho các dịch vụ có sẳn
    Nghiên cứu viên điều dưỡng (Nurse Researchers)
    -- khám phá các cách cải thiện các phương pháp điều dưỡng, lượng giá các mô hình chăm sóc bệnh nhân, …
    Chuyên viên điều dưỡng thực hành (Nurse Practitioners)
    -- cung cấp chăm sóc ban đầu, thực hiện các chức năng y khoa nâng cao trước đây chỉ được dành cho các y sĩ – hướng về cộng đồng.
    ĐIỀU DƯỠNG LÀ
    NGHỀ NGHIỆP NHIỀU TRIỂN VỌNG!
    Bên cạnh sự hài lòng về việc giúp đỡ mọi người, nghề điều dưỡng đưa ra:
    (ở Mỹ, Canada, Anh, Thailand …)
    Sự co giãn
    Nhiều cơ quan, đơn vị đưa ra nhiều lịch làm việc như; tuần làm việc 4 ngày, 7 ngày làm và 7 ngày nghĩ, …
    Các ĐDV có con nhỏ thường có thể làm việc bán thời gian, hoặc ở nhà vài năm trước khi trở lại nghề.
    Thay đổi
    ĐDV gặp gỡ mọi người mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống.
    Mỗi ngày, ĐDV mang một trọng trách mới.
    ĐDV có kinh nghiệm có thể chuyển tới các đơn vị hoặc cơ sở khác, và theo đuổi tìm hiểu thêm về các lãnh vực mới theo chuyên ngành.
    Các cơ hội cho việc nâng cao
    ĐDV có thể phát triển nghề nghiệp trong phạm vi một khía cạnh , lãnh vực chuyên ngành, hành chánh quản trị, …
    Các cơ hội cho việc du lịch
    ĐDV có thể làm việc bất cứ nơi nào ở Mỹ – hoặc khắp nơi trên thế giới nếu có cùng chuẩn đào tạo.
    MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI
    Ngành điều dưỡng đã thay đổi thế nào qua nhiều năm?
    ĐDV ngày nay làm việc như một thành viên trong toán chăm sóc sức khỏe. Các thành viên của toán làm việc cùng nhau, cung cấp việc chăm sóc sức khỏe tốt nhất như có thể.
    ĐDV có thu nhập bao nhiêu ở các nước đang phát triển?
    Điều đó tuỳ thuộc vào học vị, kinh nghiệm và nơi làm việc, một tân ĐDV có thu nhập tương đương như các chuyên ngành khác. (từ 70 – 140.000 USD/ 1 năm ở Mỹ, 2006)
    Nên chuẩn bị thế nào cho bước khởi đầu của nghề điều dưỡng?
    Có một nền tảng khoa học tốt ở bậc trung học.
    ĐIỀU DƯỠNG LÀ NGHỀ ĐỒNG HÀNH VỚI MỌI NGƯỜI,
    các ĐDV sẵn sàng để:
  • giúp đỡ mọi người
  • khuyến khích bệnh nhân và và gia đình họ tự chăm sóc
  • thúc đẩy sức khỏe tốt hơn
  • khám phá các cách để cải thiện chăm sóc sức khỏe.
  • Nghề Điều Dưỡng – nghề đang có nhu cầu cao trên thế giới!
      

    Tài liệu tham khảo:
    1. Ministry of Health (U.S.A.) : What everyone should know about RNs . 2006.
    2. School/ College/ Falculty of Nursing:
  • Columbia, San Francisco, Kentucky, Washington, Georgetown, Loma Linda, Johns Hopkins and Texas Universities (U.S.A.); 2006
  • Burapha, Chiang Mai and Mahidol Universities (Thailand); 2006.
  • Canberra, Newcastle, Monash, Australian Catholic and New Southwale Universities (Aus).
  • RCN Institute, Derby, Leeds, Glasgow and Metropolitan Universities (UK); 2006.
  • 3. Patricia A. Portter, Anne G. Perry: Fundamentals of Nursing; 2006.