Thursday, November 13, 2014

Bài thuốc dân gian trị cảm cúm đơn giản mà hiệu quả 

Căn bệnh cảm cúm là căn bệnh thường gặp và gây khó chịu cho cơ thể với kết hợp của nhiều loại triệu chứng như: đau đầu, sổ mũi, sốt,… Rất thường hay gặp ở người lớn tuổi và cơ thể nhiễm phong hàn. Qua thời gian rất nhiều phương thuốc chữa bệnh này được lưu truyền từ dân gian đến nay. Dưới đây là một số cách để chữa căn bệnh này nhanh chóng. Canh gà Canh gà được xem là món ăn vừa giúp bồi bổ cơ thể vừa giúp giải độc tố rất hiệu quả nhất là khi bị triệu chứng cảm cúm. Thành phần dinh dưỡng có trong canh gà giúp giải nhiệt, bồi bổ dưỡng chất giúp cơ thể hồi phục sức đề kháng để đẩy lùi bệnh. Nước lí gai Các bà mẹ ở Phần Lan thường dùng nước quả lí gai để chữa cảm mạo thông thường. Quả lí gai còn có tên gọi khác là A-mi-dan, vì quả lí gai khô còn có khả năng chữa viêm A-mi-dan hiệu quả. Vitamin C có trong quả lí gai cao gấp 3 lần trong cam và bưởi. Nước gừng Gừng có công dụng rất tốt trong việc chữa trị cảm cúm vì thế gừng thường góp mặt trong canh gà giải cảm. Chỉ cần vài lát gừng mỏng đun sôi trong nước rồi uống nóng. Chỉ cần một ngày uống khoảng 3 ly thì có tác dụng ngay lập tức. 

Chữa ho đơn giản bằng các loại quả tự nhiên

Bên cạnh các loại thuốc kháng sinh hay dùng, bạn nên tìm hiểu một số loại quả không chỉ hiệu quả để chữa ho, mà còn an toàn, hạn chế tác dụng phụ do kháng sinh gây ra.

Ho là một triệu chứng thường thấy khi bị cảm do ảnh hưởng của thay đổi thời tiết. Đây cũng là triệu chứng của nhiều loại bệnh thuộc đường hô hấp hoặc bệnh của các cơ quan khác trong cơ thể có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
Khi bị ho, cơ thể sẽ rất khó chịu, mất ngủ, rát cổ họng... Bên cạnh các loại thuốc kháng sinh hay dùng, bạn nên tìm hiểu một số loại quả không chỉ hiệu quả để giảm cơn ho, mà còn an toàn, hạn chế tác dụng phụ do kháng sinh gây ra.
Dưới đây là một số loại quả có tác dụng giảm ho:

Quả quất

Quả quất có vị chua ngọt, tính mát, có công dụng kích thích tiêu hóa, giảm ho và trừ đờm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh: chướng bụng đau, chán ăn, nôn nấc, ho khạc nhiều đờm, và các bệnh ho khác. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và các vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng vi-rút. Do vậy, dùng quả quất để làm long đờm biện pháp hiệu quả cao trong điều trị.
Dùng quất ngâm với một chút muối để ngậm hoặc uống; hấp cách thủy quất với đường phèn tạo thành dạng siro để uống rất tốt cho chữa ho… Bạn có thể hấp quất với mật ong (trẻ dưới 1 tuổi dùng đường phèn thay mật ong): Dùng 1 quả quất rửa sạch, cho vào chén, nghiền nát, chế thêm một chút mật ong rồi đem hấp trong 15 – 20 phút, sau đó lấy ra để nguội, pha thêm một chút nước ấm (nếu cần) rồi chia uống vài lần trong ngày.
Để tăng thêm công hiệu, có thể hấp quất và mật ong cùng với hoa hồng bạch 5g, hạt chanh 5g hoặc lá hẹ 5g hoặc xuyên bối mẫu 3g tán vụn hoặc hoa đu đủ đực 8g.
Chanh đào
ho, chữa ho
Quả chanh đào giúp phòng chống và trị ho, viêm họng rất hiệu quả.
Có nhiều cách để áp dụng trong việc chữa ho từ chanh đào như: chanh cắt lát ngâm muối dùng để ngậm, chanh đào trộn với mật ong hoặc đường phèn hấp cách thủy (hoặc hấp vào nồi cơm vừa cạn nước)…
Bài thuốc đông y chữa ho hiệu quả, đơn giản được dân gian áp dụng nhiều nhất chính là chanh đào hấp mật ong, đường phèn. Cách làm rất dễ, nguyên liệu luôn có sẵn, ai cũng có thể thực hiện và áp dụng

Hạt chanh

Lấy hạt chanh (hạt quất), lá thạch xương bồ mỗi vị 10 g, mật gà đen một cái. Tất cả dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm cho chín rồi uống làm 2-3 lần trong ngày. Hoặc hạt chanh 10 g, lá hẹ 15 g, hoa đu đủ đực 15 g, nước 20 ml. Các dược liệu đem nghiền nát, hòa với nước rồi thêm mật ong hoặc đường kính, uống làm 3 lần trong ngày, dùng vài ngày.
Phật thủ
Đây là một loại quả có công hiệu chữa ho hiệu quả, đặc biệt là cho trẻ mà không được nhiều người biết đến khi chăm sóc trẻ. Quả Phật thủ ngâm với nước muối, rửa sạch vỏ bên ngoài, gọt thành từng miếng mỏng từ vỏ vào đến hết ruột rồi trộn với mạch nha, cho vào hấp cách thủy (hoặc hấp nồi cơm) từ 30 đến 45 phút. Lấy ra để nguội cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy ra 10ml vào chén con rồi ngâm vào bát nước nóng cho ấm lên rồi cho bé uống. Có thể pha thêm vào một chút nước lọc để làm thành thuốc chữa ho cho bé dễ uống.
Nho khô
Nghiền nát nho khô, sau đó trộn với ít nước và đường, tiếp đến đun nóng hỗn hợp này rồi để nguội. Sử dụng hỗn hợp này trước khi đi ngủ để chữa ho cũng rất tốt.
Quả dâu tây
Dùng dâu tây ép lấy nước, rồi lấy nước ép đó cho bé uống. Dâu tây không chỉ có tác dụng tiêu đờm, mà còn giúp giảm bớt khô ngứa họng. Do đó, nếu bé lớn có thể hướng dẫn bé ngậm nước ép dâu tây trong cổ họng một lúc để làm dịu nhẹ viêm họng.
Quả la hán
Đông y cho rằng quả la hán vị ngọt, tính mát, không độc đi vào hai kinh phế và đại trường (sách Quảng Tây Trung dược chí nói quy kinh phế và tỳ). Có công năng nhuận phế, lợi hầu, hóa đàm chỉ khát, nhuận tràng thông tiện. Do đó được sử dụng để trị ho phế nhiệt và đàm hỏa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết (trị đàm hỏa ho, ho gà, huyết táo)... Cụ thể được sử dụng trong viêm long đường hô hấp trên như hầu họng, viêm amidan...
Ngoài ra còn thấy nước sắc của quả la hán có tác dụng chống ho, khử đờm rõ ràng và lại còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của các tế bào của cơ thể.
Quả lê
Theo Đông y, lê vị ngọt, hơi chua, tính hàn, vào các kinh phế và vị, có tác dụng bổ phế, thanh tâm, tiêu đờm, làm hết ho, giáng hoả, giải khát, dùng chữa các bệnh thuộc nhiệt, sốt do bệnh phổi, đờm nhiều, viêm họng, viêm khí phế quản...
Lấy một quả lê nặng khoảng 100g, cắt thành miếng nhỏ, nấu nhừ, bỏ bã, cô nước cốt thành cao, thêm đường vào đủ ngọt, trộn đều, chia làm 3 - 4 lần uống trong ngày. Khi uống hòa cao với nước sôi. Bài thuốc này dùng chữa ho, tiêu đờm, chữa viêm đường hô hấp có kết quả tốt.
Lấy một quả lê, giã nát, vắt lấy nước đem cô đặc lại, cho ít mật ong vào khuấy đều (có người còn cho thêm nước gừng), bảo quản trong lọ kín dùng dần, mỗi lần uống hai thìa cà phê với nước đun sôiđể ấm. Bài thuốc này có tác dụng trừ đờm, chỉ khái, dùng chữa các chứng ho do đờm nhiệt, ho kéo dài lâu ngày
Quả khế
ho, chữa ho
Theo Đông y, quả khế gọi là ngũ liễm tử có vị chua chát, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, thanh nhiệt, giải uế, giúp làm lành vết thương. Khế được coi là loại thuốc trị ho hiệu quả, bởi vị chua của khế làm dịu êm vòm họng ngay lập tức mà không ảnh hưởng đến dạ dày như thuốc Tây.
Cách dùng: Cắt lát miếng khế, chấm với muối và ngậm một lúc trước khi ăn; Ngâm 1 chút khế với mật ong và ăn; Lấy một chum khế, tẩm với rượu gừng để sắc uống
Nghệ là loại gia vị thường dùng trong chế biến một số món ăn… Ngoài ra, nghệ còn là vị thuốc trị ho hiệu quả. Củ nghệ tươi gọt vỏ, cắt nhiều lát mỏng. Chanh tươi gọt vỏ, cắt lát mỏng, lượng bằng với nghệ (chừng 6-7 lát). Củ gừng tươi cũng rửa sạch, cắt lát mỏng nhưng lượng bằng một nửa nghệ. Cho ba nguyên liệu này vào tô hay chén cùng một ít nước sôi và 2 muỗng mật ong (hoặc 2 muỗng đường phèn) rồi đem chưng cách thủy, dùng nước chưng này để chữa ho rất tốt. Có thể dùng luôn cả xác càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha 1 muỗng cà phê bột nghệ với một ly sữa nóng rồi dùng vào mỗi buổi sáng và tối sẽ giúp giảm ho và đau họng rất nhiều.
(Theo VnMedia)

Wednesday, May 15, 2013

MỤC ĐÍCH CUẢ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH


BS HỒ ĐẮC DUY
Trong quan niệm triết học Phương Đông khái niệm về vũ trụ là một khái niệm vạn vật đồng nhất thể, đó là hình ảnh của thái cực bao gồm âmvà dương, là hai mặt đối lập nhau như trời và đất, nước và lửa, nam và nữ ...
Hình ảnh giới tính đã bắt nguồn từ cái Âm và dương .
Sự hoà hợp giữa âm và dương là điều kiện hoàn hảo cho sự trường tồn của vũ trụ và hạnh phúc của con người.
Sự hoà hợp giữa người nam và người nữ là mấu chốt của cuộc sống
Học được sự hoà hợp đó là mục đích của giáo dục giới tính.
Trong truyền thuyết của nền văn hoá Việt Nam, sự tích "bánh chưng bánh dày" đã nói lên hết cái quan niệm về vũ trụ của dân tộc Việt. Trong các bi ký của Champa thì Linga và Youni là biểu tượng của âm và dương, các triết gia thời xưa đặt vấn đề giới tính thành ra một thứ tôn giáo, các bạn có thể tìm thấy những biểu tượng này trong các viện bảo tàng ở TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẳng. Linga là hình ảnh của một dương vật được thờ phượng,
Giáo dục giới tính là dạy cho người ta biết các bí quyết của sự hoà hợp giữa âm và dương, biết các khái niệm thế nào là nam thế nào là nữ (giới tính) khái niệm về tính dục và nhân cách, để cho con người phát triển một cách toàn diện.
Sự hình thành và phát triển nhân cách cùng các mối quan hệ của con người bị chi phối và ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học, tâm lý, tính dục, tinh thần, môi trường, truyền thống văn hoá xã hội.
Tính dục là tổng thể con người bao gồm các khía cạnh đặt trưng nam hay nữ, đàn ông hay đàn bà và biến động suốt đời.
Tính dục không thuần chỉ bản chất sinh dục mà nó là một trong số hình ảnh của nhân cách con người.
Giáo dục giới tính là một khoa học và nghệ thuật dạy cho con người có đạo đức và hành vi lành mạnh, xây dựng một nhân cách phù hợp với mong muốn của xã hội và hình thành mối quan hệ có trách nhiệm trong tình bạn cũng như tình yêu.
Đời sống tình dục phục tùng các quy luật tự nhiên, mà quy luật tự nhiên đôi khi lại khác biệt với quy luật xã hội. Tình dục đóng một vai trò chủ yếu trong cũng cố hôn nhân và truyền giống.
Giáo dục giới tính sẽ làm thăng hoa tình yêu. Tình yêu là sự hiến dâng là sự hy sinh tận tụy, là ý thức có trách nhiệm, là sự tôn trọng, sự hiểu biết cảm thông giữa hai người. Muốn thực hiện được điều đó thì việc mang lại phổ biến các kiến thức chuyên môn về cơ thể học, sinh lý học, tâm lý và các vấn đề liên quan đến đời sống tình dục phải được trình bày thảo luận một cách công khai, có trình độ chuyên môn dựa trên những nghiên cứu thực tiễn, tr6en các kinh nghiệm của cuộc sống bằng ngôn ngữ và diễn đạt khoa học.
Từ trước, rải rác trong tạp chí "Thế giới mới" chúng tôi có lựa chọn vài vấn đề trong toàn bộ giáo dục giới tính để sửa soạn cho một mục riêng bàn về vấn đề này với quý vị độc giả.
Giáo dục giới tính hiện nay đã trở thành một nhu cầu cấp bách của xã hội
Đối với chúng ta Giáo dục giới tính là một môn học còn mới lạ, nó chưa được đưa vào dạy một cách có bài bản ở các trường đại học Y Khoa, nó chỉ mới được lồng ghép vào các môn Sản phụ khoa, Nam khoa, Tâm lý....Ở bậc trung học thì đang dạy thử nghiệm ở vài trường chỉ có tính cách thông tin về dân số và sức khỏe sinh sản, các biện pháp sinh hoặt tình dục an tòan để tránh lây nhiễm HIV, Còn ngòai xã hội, trong các cơ sở tôn giáo, trong các câu lạc bộ Hôn nhân và Gia đình, hay trong các tạp chí người ta chỉ nói một các mơ hồ chưa dám trình bày một cách rỏ ràng khoa học mà chỉ nói chung chung trong các lớp dự bị hôn nhân hay trong cách giao tiếp, ứng xữ.....đó không phải là Giáo Dục Giới Tính đích thực
Giáo dục giới tính phải bắc đầu bằng giáo dục gia đình, vai trò của cha mẹ, truyền thống, đạo đức, luật pháp của từng quốc gia,sau đó là các kiến thức về cơ thể học sinh lý học, các kỷ năng của con người để bước vào quan hệ tình dục một cách có trách nhiệm, các thông tin về tính dục và sinh sản,các hệ lụy phát sinh từ sinh hoặt tình dục .... Vì có các nét đặc thù của từng khu vực cho nên không thể áp đặt chương trình Giáo dục giới tính của quốc gia này lên quốc gia khác được.
Bước vào năm 2000 với vô số các thay đổi của xã hội chúng ta phải đương đầu với những đòi hỏi của thời đại trong đó tình dục học sẽ là một môn học phải được dạy ngay từ bậc tiểu học
Gia đình là một phần tử của xã hội, hiện tại gia đình được hình thành do sự chọn lựa, quyết định của hai cá nhân trên cơ sở tự nguyện và tình yêu lứa đôi không như các thập kỷ trước .
Giáo dục giới tính cần thiết cho cá nhân và xã hội :
Liệu những người trẻ tuổi sắp sửa lập gia đình đã hiểu rõ các kiến thức căn bản về giới tính và hôn nhân chưa ?
Giúp cho họ rèn luyện tư tưởng, trau dồi kiến thức, xây dựng nhân cách cho phù hợp với giới tính, hiểu thế nào là tình yêu đích thực, bí quyết xây dựng hạnh phúc gia đình...có lẽ điều mà xã hội cần phải quan tâm
Đa số các vụ ly dị, ly hôn đều có nguyên nhân phần lớn là trục trặc về đời sống tình dục .
Trước hành vi tình dục quá sớm của lứa tuổi thanh thiếu niên như tình trạng co thai, phá nạo thai của các em gái chưa trưởng thành, các bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm HIV các tình trạng bạo lực tình dục, ly hôn, ly dị, con không thừa nhận hay bùng nỗ dân số thì xã hội phải đối phó như thế nào ?
Giáo dục giới tính sẽ là một vũ khí chiến lược hổ trợ trong việc giáo dục tòan diện, kiễm sóat dân số, bảo vệ sức khỏe và phát triễn cho mọi người sẽ giúp cho xã hội bớt đi một gánh nặng không đáng có
Chúng tôi mong muốn nhận được tất cả các góp ý, tham luận của các bạn độc giả và các bạn có cùng quan tâm đến vấn đề này
Bs Hồ Đắc Duy

Anh đưa vào sử dụng thuốc viên chống hói cho nam giới

Tại Anh có khoảng 6,5 triệu nam giới bị chứng hói tóc.

Thuốc mang tên Propecia đã chính thức được lưu hành ở Anh kể từ hôm qua. Thử nghiệm lâm sàng cho thấy việc dùng 1 viên mỗi ngày sẽ giúp tóc ngừng rụng và bắt đầu mọc lại. Thời gian cần thiết để có hiệu quả rõ ràng là 3-6 tháng, với chi phí 45-52 USD/tháng.

Nam giới muốn dùng thuốc phải được bác sĩ đa khoa khám và kê đơn. Bệnh viện nhà nước không chi trả cho loại thuốc này.  
Propecia được tung ra thị trường Mỹ năm 1998 và hiện có bán tại hơn 40 quốc gia. Cơ chế hoạt động của nó là ức chế enzyme chuyển testosterone thành dihydrotestosterone (DHT) - hoóc môn có thể gây tổn hại nang tóc và dẫn tới rụng tóc ở những người nhạy cảm.
Thử nghiệm lâm sàng trên 1.879 nam giới trong 12 tháng cho thấy 5/6 không bị rụng tóc thêm trong khi dùng Propecia, và 2/3 nhận thấy tóc bắt đầu mọc trở lại.
Hãng sản xuất Merck, Sharp & Dohme thú nhận 2% nam giới trong thử nghiệm đã có những phản ứng mạnh sau khi dùng thuốc như mất tính dục (libido). Tuy nhiên, họ nói những hiệu quả này chỉ là tạm thời và có thể phục hồi sau khi ngừng thuốc.
Thu Thủy (theo Ananova)

Saturday, May 11, 2013

Chế độ ăn cho phụ nữ khi mang thai

Ăn uống của người phụ nữ trong thời kỳ có thai là một trong những yếu tố quyết định cho sự phát triển của bào thai, sự tạo sữa trong thời kỳ cho con bú và sự lớn lên của trẻ sau khi được sinh ra.
Thức ăn là nguyên liệu để:
Nuôi bào thai phát triển từ một tế bào thành một cơ thể hoàn chỉnh, khi ra đời đứa trẻ mới khoẻ mạnh, thông minh. Tạo đủ sữa cho trẻ bú sau đẻ, trẻ chóng lớn và ít ốm đau Vì thế, người phụ nữ có thai cần phải ăn nhiều hơn lúc bình thường và biết chọn các thức ăn để có đủ chất dinh dưỡng.
1. Tăng thêm năng lượng
Phụ nữ trong thời kỳ có thai, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng đặc biệt là thời kỳ thai 3 tháng cuối. Nếu như phụ nữ tuổi sinh đẻ nói chung cần 2200Kcal/ ngày thì phụ nữ có thai 3 tháng cuối phải thêm 350Kcal (tức là 2550Kcal/ngày) tương đương với thêm 1 bát cơm đầy mỗi ngày.
2. Bổ sung chất đạm và chất béo
Bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể trẻ. Chất đạm còn cần thiết cho quá trình tạo máu, phát triển của các tổ chức trong cơ thể mẹ, cần thiết cho phát triển của thai và rau thai. Chất đạm cần tăng thêm 15g/ngày so với bình thường. Chất béo nên chiếm 20% tổng năng lượng (khoảng 40g).
Ngoài chất đạm động vật như sữa, trứng (kể cả trứng vịt lộn), thuỷ sản, tôm, cua, cá, ốc...cần chú ý đến chất đạm từ nguồn thức ăn thực vật vừa rẻ, vừa có lượng đạm cao, lại có thêm lượng chất béo tốt như đậu tương, đậu xanh, cá loại đậu khác, vừng, lạc...
3. Bổ sung các chất khoáng
Sắt: tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ ảnh hưởng đến mức tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh làm tăng nguy cơ bị biến chứng sản khoa. Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, các loại nhuyễn thể như nghêu, sò, ốc, hến, trong ngũ cốc, đậu đỗ các loại, trong phủ tạng, đặc biệt là tiết. Người mẹ mang thai nên bổ sung 60mg sắt nguyên tố/ngày trong suốt thời gian mang thai đến sau đẻ 1 tháng.
Canxi: Canxi tích trữ trong thời gian mang thai tổng số gần 30g tất cả, gần như tương ứng với việc tạo bộ xương thai nhi 3 tháng cuối của thai kỳ. Lượng canxi ăn vào được khuyến cáo là 800- 1000mg mỗi ngày trong suốt thời gian bà mẹ mang thai và cho con bú. Canxi có nhiều trong tôm, cua, cá, sữa và chế phẩm của sữa. Để tăng thêm canxi trong khẩu phần, người mẹ mang thai cần uống thêm sữa giàu canxi và các sản phẩm chế biến từ sữa như sữa chua, phomat, hoặc uống bổ sung viên canxi kèm theo vitamin D.
Kẽm: thiếu kẽm gây nên vô sinh, sẩy thai, sinh non hoặc sinh già tháng, thai chết gần ngày sinh và sinh không bình thường. Nhu cầu kẽm của người mẹ mang thai là 15mg/ngày. Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt, cá, hải sản. Các thức ăn thực vật cũng có kẽm nhưng hàm lượng thấp và hấp thu kém.

                           
                                  Trong thời kỳ có thai các mẹ cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng (Ảnh minh họa)
Iốt: thiếu iốt ở phụ nữ thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non. Khi thiếu iốt nặng, trẻ sinh ra có thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh viễn. Trẻ sơ sinh có thể bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm, mắt lác. Nhu cầu iốt của phụ nữ mang thai là 175- 200mcg iốt/ngày. Nguồn thức ăn giàu iốt là những thức ăn từ biển như cá biển, sò, rong biển... Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên sử dụng muối, bột canh có tăng cường iốt. 5. Bổ sung các vitamin
Axit Folic: Thiếu axit folic ở người mẹ có thể dẫn đến thiếu cân ở trẻ sơ sinh. Axit folic có vai trò bảo vệ chống lại những khiếm khuyết của ống thần kinh trong sự thụ thai. Vì thế nhu cầu axit folic ở người mẹ có thai là 300- 400mcg/ngày. Nguồn cung cấp axit folic là rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các thực phẩm có bổ sung axit folic hoặc viên đa vi chất có axit folic.
Vitamin A: có vai trò đặc biệt trong hoạt động thị giác, tăng cường miễn dịch trong cơ thể. Thiếu vitamin A sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn và tử vong, gây khô mắt, có thể dẫn đến mù loà vĩnh viễn nếu không được điều trị. Đối với người phụ nữ có tình trạng dinh dưỡng tốt, không cần bổ sung vitamin A trong suốt thời gian mang thai nếu đảm bảo đủ nhu cầu vitamin A 600mcg/ngày bằng cách thức ăn tự nhiên. Sữa, gan, trứng... là nguồn vitamin A động vật, dễ dàng được hấp thu và dự trữ trong cơ thể. Tất cả các loại rau xanh, nhất là rau ngót, rau dền, rau muống và các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ như cà rốt, xoài, bí đỏ là những thức ăn nhiều caroten, còn gọi là tiền vitamin A, vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A.
Vitamin D: giúp cho sự hấp thu các khoáng chất như canxi, phospho. Nếu cơ thể thiếu vitamin D, lượng canxi chỉ được hấp thu khoảng 20%, dễ gây các hậu quả như trẻ bị còi xương ngay trong bụng mẹ hay trẻ đẻ ra bình thường nhưng thóp sẽ lâu liền. Những phụ nữ có thai nên có thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt. Nên được bổ sung vitamin D 10mcg/ngày, sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như phomát, cá, trứng, sữa, hoặc các thực phẩm có tăng cường vitamin D. Ngoài ra người mẹ có thể phòng còi xương cho con bằng cách uống vitamin D khi thai được 7 tháng: 600.000UI/3 tuần, mỗi tuần 200.000UI
Vitamin B1: là yếu tố cần thiết để chuyển hoá gluxit. Các loại hạt cần dự trữ vitamin B1 cho quá trình nảy mầm do đó ngũ cốc và các hạt họ đậu là những nguồn vitamin B1 tốt. Ăn gạo không giã trắng quá, không bị mục, mốc, nhất là ăn nhiều đậu đỗ là cách tốt nhất bổ sung đủ vitamin B1 cho nhu cầu cơ thể (1,1mg/ngày) và chống được bệnh tê phù.
Vitamin B2: tham gia quá trình tạo máu nên nếu thiếu vitamin B2 sẽ gây thiếu máu nhược sắc. Nhu cầu vitamin B2 là 1,5mg/ngày. Vitamin B2 có nhiều trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau, đậu... Các hạt ngũ cốc toàn phần là nguồn B2 tốt nhưng bị giảm đi nhiều qua quá trình xay xát.
Vitamin C: có vai trò lớn trong việc làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt từ bữa ăn, góp phần phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C có nhiều trong các quả chín. Rau xanh có nhiều vitamin C nhưng bị hao hụt nhiều trong quá trình nấu nướng. Đối với phụ nữ có thai, nhu cầu vitamin C là 80mg/ ngày và đối với bà mẹ cho con bú là 100mg. Để đáp ứng đầy đủ các vitamin và khoáng chất như trên, ngoài việc lựa chọn thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên uống loại viên multivitamin và khoáng chất dành cho bà mẹ mang thai hàng ngày theo sự hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng.
Ngoài ra cũng cần chú ý không dùng các loại chất kích thích như rượu, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá...; Giảm ăn các loại gia vị gây kích thích như ớt, hạt tiêu, dấm, tỏi; Nên ăn nhạt (bớt muối), nhất là các bà mẹ bị phù thận, để giảm phù và tránh tai biến khi đẻ; Tránh dùng kháng sinh có thể gây hại cho trẻ như Tetraxyclin làm hỏng răng, Streptomyxin gây ù tai, nghễnh ngãng...
Như vậy, dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai của người mẹ có vai trò then chốt để sinh ra những trẻ sơ sinh mạnh khoẻ và là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của chúng sau này. Hy vọng những điều trên đây sẽ giúp cho những ai sắp làm mẹ có hiểu biết và thực hành dinh dưỡng đúng đắn từ đó tạo điều kiện cho trẻ được sinh ra thuận lợi và phát triển tốt sau đó.


                                                                                                     Nguồn: Viện Dinh dưỡng

Tuesday, May 7, 2013

Dược thiện dành cho phụ nữ tiền mãn kinh


Chim sẻ 3-5 con làm sạch, rán chín ninh với gạo tẻ (60 g) thành cháo, chế thêm chút rượu nhẹ, hành, gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho người mắc hội chứng tiền mãn kinh thể dương hư: kinh nguyệt có lúc ra nhiều, sắc nhạt, mệt mỏi, kém ăn, chân tay lạnh, đau lưng, chất lưỡi nhợt.
Ở độ tuổi 45-55, do chức năng buồng trứng suy giảm nên 85% phụ nữ mắc hội chứng tiền mãn kinh với mức độ khác nhau, biểu hiện bằng các triệu chứng: rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, tim đập nhanh, có các cơn "bốc hỏa", thay đổi tính tình...
Theo y học cổ truyền, đây là hậu quả của tình trạng thận khí suy nhược, tinh huyết sút kém, kinh mạch hư tổn, công năng tạng phủ rối loạn, dẫn đến mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Để khắc phục, một trong những phương pháp tốt nhất là sử dụng các món ăn thích hợp. Cách này rất đơn giản nhưng cho hiệu quả rất lớn. Sau đây là một số món ăn bài thuốc cụ thể:

1. Thể thận dương hư.

- Đông trùng hạ thảo 10 g, thịt gà 250 g. Thịt gà rửa sạch, cho vào nồi, đun sôi, hớt bọt. Cho đông trùng hạ thảo vào, hầm nhỏ lửa cho nhừ, chia làm 2 lần ăn trong ngày.
- Tôm nõn loại to 10 con, gạo kê 100 g, dầu vừng, gia vị vừa đủ. Tôm rửa sạch, thái nhỏ, nấu với gạo kê thành cháo rồi chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

2. Thể can thận âm hư.

Triệu chứng: Kinh nguyệt rối loạn, lượng ít, sắc đỏ tươi; có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, tinh thần căng thẳng, bức bối khó chịu, đầu chóng, mắt hoa, tai ù, mất ngủ, môi khô, miệng khát, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, ít rêu.
- Táo nhân 30 g, sinh địa 30 g, gạo tẻ 100 g. Táo nhân đập vụn, sinh địa thái phiến, sắc kỹ cả hai vị lấy 200 ml nước thuốc rồi cho gạo vào nấu thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.
- Tang thầm (quả dâu chín) 50 g, đường trắng 200 g, bột mì 300 g, trứng gà 5 quả. Tang thầm rửa sạch, sắc lửa nhỏ trong 20 phút rồi lọc bỏ bã lấy nước, cho đường, bột mì, trứng gà vào trộn đều, nặn thành bánh, nướng chín dùng dần. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 50-100 g.

3. Thể tâm tỳ lưỡng hư.

Triệu chứng: Đầu choáng, mắt hoa, sắc mặt nhợt nhạt, ngủ ít, hay mê mộng, dễ hồi hộp, trí nhớ giảm sút, kinh nguyệt ít và loãng, có thể rong kinh, chất lưỡi nhợt.
- Thịt gà ác 200 g, hà thủ ô 20 g, hoàng kỷ 15 g, đại táo 10 quả. Thịt gà rửa sạch, thái miếng, đại táo bỏ hạt, hà thủ ô và hoàng kỳ cho vào túi vải, buộc kín. Tất cả cho vào nồi đất, chế nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi dùng lửa nhỏ hầm kỹ trong 2 giờ, bỏ túi thuốc, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần.
- Long nhãn 30 g, nhân sâm 3 g, nấm linh chi 5 g. Tất cả tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà hằng ngày. Có thể chế thêm một chút đường phèn cho dễ uống.
- Nấm linh chi 5 g, viễn trí 10 g, tam thất 10 g, ngũ vị tử 4 g, hạt sen 10 g. Tất cả tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm một chút đường, uống thay trà trong ngày.
Chú ý: Phụ nữ ở tuổi này nên ăn nhiều thực phẩm có công dụng tư bổ can thận, dưỡng huyết, tư âm, giáng hỏa như: thịt vịt, thịt gà ác, tim và cật lợn, sò biển, hàu, trai, cá mực, ba ba, rùa, sữa ong chúa, mộc nhĩ, yến, bách hợp, hạt sen, kỷ tử, tang thầm... Hạn chế những thức ăn cay nóng, có tính kích thích hay quá béo bổ như ớt, hạt tiêu, quế, hồi, tỏi, chè đặc, rượu, trứng, thịt mỡ, não tủy động vật, các thức ăn chiên xào...
Ths Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống

Chảy máu ngoài kỳ kinh


Phụ nữ thường chỉ quen với sự ra máu hằng tháng, gọi là kinh nguyệt, mà bản chất là sự bong lớp nội mạc tử cung do ảnh hưởng của hoóc môn. Do vậy, khi thấy máu ra ngoài kỳ kinh thường rất lo sợ. Tuy nhiên, hầu hết các hiện tượng bất thường này lại là do bệnh lý lành tính.

Khi nào bị coi là ra máu bất thường?
Ra máu không bình thường có thể bao gồm những hiện tượng như ra máu ít giữa hai kỳ kinh - thường nhận thấy sau khi đi tiểu và thấy máu thấm trên giấy vệ sinh, hoặc ra máu nhiều khi hành kinh đến mức băng vệ sinh ướt sũng ngay giờ đầu mà lẽ ra có thể vài giờ. Mọi trường hợp ra máu âm đạo kéo dài hàng tuần cũng bị coi là bất thường.
Có nên lo lắng khi thấy máu ra khác thường không?
Còn phụ thuộc nhiều vào tuổi và các điều kiện khác. Nếu ở tuổi tiền mãn kinh thì ra máu giữa kỳ kinh nhẹ trong vài ngày trước khi thấy kinh là thông thường và không đáng lo. Nếu đang bắt đầu dùng viên thuốc tránh thai cũng có thể ra máu bất chợt trong vài tháng đầu dùng thuốc. Nếu đã ở tuổi mãn kinh hoặc sau mãn kinh và đang điều trị đều đặn bằng hoóc môn liệu pháp thay thế (nghĩa là uống oestrogen hằng ngày cộng với progestin uống trong 10-12 ngày mỗi tháng) thì có thể bị chảy máu do ngừng thuốc giống như ra kinh trong vài ngày. Nếu bị ra máu không giống như hiện tượng “ra máu do ngừng thuốc” thì cần hỏi ý kiến bác sĩ. Con gái chưa đến tuổi dậy thì mà bị ra máu bất thường thì rất cần quan tâm. Trẻ sơ sinh gái có thể thấy ra máu âm đạo trong vài ngày không đáng ngại (do ảnh hưởng của hoóc môn từ mẹ truyền sang), nhưng nếu kéo dài cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ. Nói chung, nếu phụ nữ thấy ra máu khác thường đều cần đi khám.
Có nên lo ngại khi đã bị cắt tử cung mà vẫn ra máu?
Có. Khi đã bị cắt tử cung toàn phần mà vẫn ra máu thì nhiều khả năng là bệnh lý ở âm đạo, cần được bác sĩ phụ khoa khám. Một số trường hợp cắt tử cung không hoàn toàn, còn để lại cổ tử cung nên có thể ra máu từ cổ tử cung hay âm đạo.
Ra máu khác thường ngoài kỳ kinh có phải là bị ung thư không?
Hầu hết các trường hợp ra máu âm đạo ngoài kỳ kinh là do bệnh lý lành tính. Ở những phụ nữ tiền mãn kinh, ra máu ngoài kỳ kinh thường do sự dao dộng của hoóc môn chứ không phải do ung thư. Ở những phụ nữ có tuổi, đặc biệt là phụ nữ đã mãn kinh, ra máu âm đạo có thể do ung thư phụ khoa, nhưng cũng có thể do bệnh lành tính. Một số phụ nữ có yếu tố nguy cơ phát triển ung thư tử cung, cổ tử cung hoặc âm đạo, cho nên cần được bác sĩ khám xem có những yếu tố nguy cơ này không.
Bệnh phụ khoa nào hay gây ra chảy máu âm đạo?
Ra máu âm đạo có thể là triệu chứng của một số bệnh phụ khoa sau:
- Rối loạn kinh nguyệt
- Nồng độ hoóc môn dao động
- Viêm âm đạo (một bệnh nhiễm khuẩn và có thể chữa trị được),
- Giãn tĩnh mạch âm hộ (tĩnh mạch giãn và có thể bị trầy xát),
 - Khối u, polip hay u xơ âm đạo, cổ tử cung, tử cung hay vòi trứng
- Bệnh lộn cổ tử cung, một bệnh hay gặp ở phụ nữ trẻ, nhất là phụ nữ dùng viên thuốc tránh thai, mô cổ tử cung trở nên dễ bị trợt, thường hay chảy máu sau khi giao hợp
- Ung thư tử cung, cổ tử cung, âm đạo hay âm hộ
- Một số bệnh lây qua đường tình dục như chlamydia, lậu hay sùi sinh dục
- Thương tích ở âm đạo do chấn thương hay do lạm dụng tình dục, khi mới có thai hoặc có thai ngoài tử cung
- Biến chứng thai nghén như thai chết lưu
Khi ra máu âm đạo khác thường, nên làm gì?
Nếu đang ở độ tuổi hoạt động tình dục hay đã ngoài 18 tuổi, nên được thăm khám tiểu khung và làm phiến đồ tế bào cổ tử cung mỗi năm một lần. Tuy nhiên, nếu từng có kết quả phiến đồ bình thường trong 3 năm liên tiếp thì có thể làm thăm dò này thưa hơn. Khi ra máu âm đạo khác thường, cần báo cho bác sĩ biết. Không nên quá lo lắng vì trong hầu hết trường hợp là lành tính. Tuy nhiên có 2 trường hợp cần gặp bác sĩ ngay: trong 1 giờ đã thấm đẫm băng vệ sinh hay đang có thai mà ra máu. Khi dùng viên thuốc tránh thai hay đang điều trị bằng liệu pháp hoóc môn thay thế cần theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
BS Đào Xuân Dũng, Khoa học và Đời sống